Các động mạch vành khi bình thường khá đàn hồi và linh hoạt. Nhưng theo thời gian, chất béo, cholesterol và các chất khác tích tụ trên thành động mạch tạo thành mảng bám. Các mảng bám có thể khiến động mạch này bị thu hẹp, cản trở lưu lượng máu. Các mảng bám cũng có thể vỡ ra, dẫn đến cục máu đông. Điều này cản trở các mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến phần động mạch còn lại của cơ thể. Từ đó gây ra xơ vữa động mạch vành.
1. XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH LÀ GÌ?
Xơ vữa động mạch vành còn có tên gọi khác là xơ vữa mạch vành, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch vành.
Mặc dù xơ vữa động mạch vành thường được coi là bệnh về tim, nhưng căn bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều động mạch khác nhau, ở bất kể vị trí nào trong cơ thể.
Con số thống kê về bệnh:
Tần số mắc bệnh; và thống kê bệnh VXĐM não và VXĐM vành. So với tổng số tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai, tử vong do tai biến VXĐM chiếm 1,62-1,88%. Tỷ lệ này thay đổi không đáng kể trong 14 năm (1965-1979). Tử vong do tai biến VXĐM thường gặp ở người lớn tuổi, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 61-80. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, nhưng tuổi càng cao thì tỷ lệ ở nữ càng tăng. Tử vong do tai biến VXĐM gặp chủ yếu ở não (85,14-95,2%). Tử vong do tai biến giữa VXĐM vành tuy còn ít nhưng có chiều hướng tăng (từ 4,48% lên 14,86% trong 14 năm).
2.NGUYÊN NHÂN
Mỡ máu cao
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết đối với tỷ lệ cholesterol ở trong máu (mỡ máu). Vì thế lượng mỡ máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa mạch vành.
Khi người bệnh có lượng mỡ máu cao nếu như không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Khi chất mỡ trong máu tích tụ dần theo thời gian tại những lớp bên trong của thành động mạch khiến cho động mạch dày hơn, gây ra các mảng xơ vữa.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Trong các bữa ăn hàng ngày, nếu như chúng ta ăn quá nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ như đồ chiên, đồ xào, đồ rán, dùng nhiều mỡ động vật khiến cho mỡ máu tăng cao. Hoặc thường xuyên dùng các loại có chất kích thích cao như thuốc lá, bia rượu. Đây là những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh xơ vữa mạch vành.
Sinh hoạt không hợp lý
Chúng ta thường xuyên không vận động, không có lịch trình nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao phù hợp. Như vậy, rất dễ khiến cho con người béo phì, tích lượng mỡ máu cao trong cơ thể.
Gen di truyền, tuổi tác, bệnh lý khác
Một trong những nguyên nhân khác gây ra bệnh xơ vữa động mạch đó chính là yếu tố gen di truyền, tuổi tác. Thông thường nam từ độ tuổi trên 45 tuổi, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh thì có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa mạch vành rất cao.
Hoặc cũng có thể do một số bệnh khác ảnh hưởng, gián tiếp thúc đẩy bệnh xơ vữa động mạch như bệnh tiểu đường, bệnh suy giảm hoạt động tuyến giáp.
Stress
Khi con người bị stress, căng thẳng, lo âu thường xuyên sẽ khiến nhịp tim tăng lên và huyết áp cũng tăng làm cho tình trạng xơ vữa động mạch càng thêm nguy hiểm hơn.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Khi các động mạch vành của bạn bị hẹp, chúng sẽ không thể cung cấp đủ máu cho tim. Điều này ban đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, khi mảng bám tăng kích thước, bạn có thể gặp phải các triệu chứng bệnh động mạch vành, bao gồm:
Đau thắt ngực: Đây là triệu chứng điển hình nhất của xơ vữa động mạch vành. Bạn có thể cảm thấy bị đè nén, bóp chặt ở giữa hay bên trái ngực. Triệu chứng này thường xảy ra khi hoạt động gắng sức (đau thắt ngực ổn định) hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, sinh hoạt bình thường (đau thắt ngực không ổn định). Ở một số người, đặc biệt là phụ nữ, tình trạng đau thắt ngực có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện thoáng qua với mức độ nhẹ. Người bệnh chỉ cảm thấy nặng, tê, nóng rát vùng ngực hoặc cổ, cánh tay, lưng.
Khó thở: Ban đầu, khó thở chỉ xuất hiện khi bạn làm việc gắng sức, leo cầu thang. Nhưng theo theo thời gian, cơn khó thở sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm kèm theo mệt mỏi.
Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Thường xảy ra trong giai đoạn đầu. Bạn có thể nghe rõ tiếng tim đập, kèm theo cảm giác hồi hộp, hẫng hụt.
Đau tim: Động mạch vành bị chặn hoàn toàn sẽ gây ra cơn đau tim. Các dấu hiệu điển hình của một cơn đau tim bao gồm đau thắt ngực, lan xuống vai và cánh tay, đôi khi kèm khó thở và đổ mồ hôi.
Ngoài các triệu chứng kể trên, có một số dấu hiệu không điển hình khác cũng cảnh báo xơ vữa mạch vành. Ví dụ như: mệt mỏi, lo lắng vô cớ, choáng váng, chóng mặt, khó tiêu, buồn nôn/ nôn, khó ngủ...
4. BIẾN CHỨNG
Nhồi máu cơ tim
Biến chứng này xảy ra khi động mạch vành xuất hiện cục máu đông, khiến động mạch vành bị tắc nghẽn gây rối loạn nhịp tim, ngừng tim. Sau nhồi máu cơ tim sẽ để lại các mô sẹo, đây chính là lý do khiến gần 90% người bệnh bị nhồi máu cơ tim sẽ bị rối loạn nhịp tim nhanh.
Nhồi máu cơ tim là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sẽ tử vong trước khi được điều trị kịp thời. Tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim tái phát bệnh sau 1 năm ở mức cao.
Đột quỵ
Đây cũng là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân bị xơ vữa động mạch vành. Nguyên nhân là do cục máu đông xuất hiện gây tắc nghẽn mạch máu dẫn lên não. Trong trường hợp bị nhẹ thì bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, nếu bị nặng có thể dẫn tới tử vong.
Suy tim
Khi tim không được cung cấp đủ máu lâu ngày sẽ khiến cho hoạt động của cơ tim ngày càng yếu dần đi và mệt mỏi.
Phình mạch
Biến chứng xơ vữa động mạch vành nguy hiểm nhất chính là phình mạch. Khi động mạch bị vỡ, biến chứng này có thể khiến cho người bệnh tử vong ngay lập tức.
5. BỆNH CÓ NGUY HIỂM KO?
Nhìn chung, xơ vữa động mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm. Về lâu dài, tình trạng tắc hẹp mạch vành có thể khiến cơ tim bị suy yếu, gây suy tim. Tuy nhiên, rủi ro biến chứng lớn nhất của căn bệnh này lại nằm ở nguy cơ nhồi máu cơ tim..
Khi mảng xơ vữa chiếm hết toàn bộ lòng mạch hoặc mảng bám nứt ra, tạo huyết khối, mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Khi người bệnh xuất hiện đau ngực dữ dội, cơn đau kéo dài hơn 20 phút, không đỡ khi nghỉ ngơi và không đáp ứng với các thuốc giãn mạch, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có trung tâm can thiệp. Nếu tắc các nhánh mạch chính, vùng hoại tử cơ tim lớn, có thể gây ra suy tim cấp, rối loạn nhịp tim hoặc đứt cầu cơ, vỡ tim, thậm chỉ là tử vong…
6. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Bất cứ ai cũng có thể bị xơ vữa động mạch vành. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, căn bệnh này có thể xuất hiện ngay cả ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên khi bạn già đi. Hầu hết những người trên 60 tuổi đều mắc căn bệnh này.
Ngoài ra, nếu bạn có 1 trong những yếu tố dưới đây, bạn cũng dễ bị bệnh xơ vữa động mạch vành hơn.
- Thừa cân, béo phì
- Tiểu đường
- Tăng huyết áp, mỡ máu
- Không tập thể dục và ăn rau củ quả thường xuyên.
- Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.
- Phụ nữ sau tiền mãn kinh hoặc từng bị tiền sản giật.
Một người có thể có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Càng nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng dễ bị xơ vữa động mạch vành.
7. PHÒNG NGỪA
Thay đổi lối sống là một cách rất hiệu quả để giúp bạn ngăn ngừa hoặc đảo ngược quá trình xơ vữa động mạch. Những thay đổi này cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Có 5 cách cơ bản để bạn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mạch vành là: chế độ ăn uống lành mạnh, ngừng hút thuốc lá (nếu bạn hút thuốc), tập thể dục thường xuyên, giảm cân (nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì), giảm tiêu thụ các loại rượu.
Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho thấy hoạt chất berberin trong thảo dược Vàng đằng có khả năng bảo vệ mạch vành khỏi tình trạng viêm, xơ vữa, hoạt chất này còn giúp làm giảm cholesterol máu , do đó giúp phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả. Hiện nay, hoạt chất này có thể được kết hợp với enzym nattokinase trong cao natto và một số dược liệu giúp giãn mạch, hoạt huyết và ngăn chặn hình thành cục máu đông như Đan sâm để tạo thành sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh xơ vữa động mạch vành và phòng ngừa suy tim.
8. CHẨN ĐOÁN
Các xét nghiệm và kỹ thuật cận lâm sàng thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chẩn đoán tình trạng bệnh xơ vữa mạch vành bao gồm:
– Xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, như cholesterol cao hoặc lượng đường trong máu.
– Điện tâm đồ: Nhằm xác định các vấn đề về nhịp tim hoặc các dấu hiệu của cơn đau tim.
– Siêu âm tim: Nhằm xác định thể tích máu được tim bơm vào. Thử nghiệm này có thể được thực hiện trong khi tập thể dục hoặc sau khi dùng thuốc để kích thích tim.
– Chụp CT mạch vành: Phương pháp không xâm lấn giúp xác định mức độ tắc nghẽn trong các động mạch ở tim.
– Chụp X-quang ngực: Kỹ thuật này giúp kiểm tra các dấu hiệu của suy tim.
– Chụp MRI tim: Thường được sử dụng như một phương pháp chẩn đoán cao cấp, khi các phương pháp khác không phát hiện được bệnh.
9. ĐIỀU TRỊ
Các phương pháp điều trị xơ vữa động mạch vành
Mảng xơ vữa có thể xuất hiện ở bất cứ động mạch nào, không chỉ là mạch vành. Vì vậy, điều trị xơ vữa mạch vành cần kết hợp điều trị toàn thân với điều trị tại chỗ, phối hợp các phương pháp thay đổi lối sống, sử dụng thảo dược hỗ trợ, dùng thuốc, tiến hành can thiệp và phẫu thuật khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng là ngăn ngừa sự phát triển của mảng xơ vữa, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm triệu chứng và tăng lưu lượng máu đến tim.
Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc là lựa chọn điều trị ưu tiên cho những người bệnh xơ vữa động mạch vành có triệu chứng hoặc có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ có thể kê đơn:
Thuốc giảm mỡ máu: giúp ổn định mảng xơ vữa
Thuốc chống kết tập tiểu cầu: giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Thuốc giãn mạch: nhóm thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi (giúp giảm đau thắt ngực), nhóm ức chế men chuyển Angiotensin, thuốc lợi tiểu (giúp giảm huyết áp, giảm gánh nặng lên tim), nhóm nitrat (giúp giảm nhanh huyết áp, giảm đau ngực)
Dù được kê đơn thuốc điều trị nào, bạn cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối tránh tự ngưng thuốc đột ngột khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi điều này có thể khiến bệnh nặng hơn và gây ra các cơn nhồi máu cơ tim đột ngột.
Can thiệp, phẫu thuật
Khi động mạch vành bị xơ vữa nặng, thuốc điều trị không còn hiệu quả, người bệnh cần được can thiệp nong mạch đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Đặt stent mạch vành là phương pháp được sử dụng thường xuyên hơn nhờ hiệu quả, ít gây đau và thời gian phục hồi sau can thiệp nhanh
Tất cả các phương pháp can thiệp hay phẫu thuật đều không giải quyết được căn nguyên gây xơ vữa. Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cần duy trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp thay đổi lối sống để giảm nguy cơ tái tắc hẹp.
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống có thể làm chậm quá trình xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Người bệnh nên thực hiện chế độ cân bằng với nhiều rau củ xanh, hạn chế muối, cholesterol xấu (mỡ nội tạng động vật, thức ăn nhanh…), ưu tiên cá, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt thay cho gạo trắng.
Việc bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia giữ tâm lý thoải mái, tập thể dục thường xuyên(tốt nhất là đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày) cũng giúp bạn kiểm soát bệnh một cách hiệu quả hơn.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ
Xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch vành không mới. Nhưng trong vài thập niên trở lại đây, càng có nhiều bằng chứng thuyết phục khẳng định chắc chắn hơn về khả năng giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng và biến chứng do mảng xơ vữa gây ra của phương pháp này.
Bệnh xơ vữa động mạch vành có thể phòng ngừa sớm bằng cách xây dựng thói quen sống lành mạnh. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo bệnh, bạn hãy sớm đi khám để được điều trị. Bởi những biến chứng của căn bệnh này có thể ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bạn.
10. CÂU HỎI HAY GẶP
1. Xơ vữa động mạch vành là gì?
Xơ vữa động mạch vành là bệnh lý trong đó các mảng bám được hình thành từ từ và bám vào thành động mạch vành. Mảng bám được tạo thành từ lipid, cholesterol, canxi và các chất khác có trong máu.
2. Bệnh nên ăn uống như thế nào?
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho thấy rằng, chế độ ăn nhiều cá có chứa acid béo omega-3 giúp đàn ông trung niên ít bị xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh mạch vành.
3. Bệnh nên kiêng gì?
Kiêng cữ trong ăn uống: Giảm ăn mỡ bão hòa (mỡ động vật, bơ, dầu dừa…), nếu không kiêng được tuyệt đối thì tránh ăn quá 1/3 mỡ bão hòa trong nhu cầu chất béo hàng ngày. Giảm ăn các chất có chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (não, bầu dục, tim, gan…).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
fr.scribd webmd, emedicine.medscape ottawaheart.c