Cơ là mô mềm được cấu tạo bởi những sợi protein có khả năng co dãn ở cả hai chiều. Chức năng chính của cơ là duy trì và thay đổi tư thế vận động cũng như chuyển động của các cơ quan nội tạng.
1. GIỚI THIỆU BỆNH
Đau cơ là tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nếu trường hợp này kéo dài thì rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó
Đau cơ còn hiểu đơn giản là đau nhức trong cơ. Bệnh liên quan đến một vùng nhỏ hay toàn bộ cơ thể với mức độ từ nhẹ đến nặng. Hầu hết những cơn đau thường hết sau một thời gian ngắn, một số trường hợp bệnh có thể tồn tại lâu hơn. Đau cơ có thể gặp ở bất cứ đâu trong cơ thể, gồm đau cơ bắp chân, đau cơ bắp tay, đau bắp chân, đau cơ đùi, cổ, lưng, thậm chí tay.
Đau cơ (hay còn được gọi là đau nhức cơ bắp) là tình trạng một nhóm cơ căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau, thường gặp phải sau khi vận động quá mức. Vì cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể.
Do đó, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ đâu như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau cơ chân… và đôi khi bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp ở nhiều bộ phận khác nhau. Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.
2. NGUYÊN NHÂN
Một trong các nguyên nhân dẫn đến đau cơ khi luyện tập là do không khởi động, làm ấm cơ thể trước và hạ nhiệt sau khi vận động.
Thông thường sau khi tập thể dục, đặc biệt là với những bài tập mới, cường độ vận động cao hơn thì nhiều người thấy bị đau nhức cơ bắp sau đó vài ngày. Lý do là có vết rách nhỏ trong sợi cơ và mô liên kết xung quanh khi tập luyện. Cơn đau xuất hiện khoảng 12 giờ và đau nhất vào 48 đến 72 giờ sau khi tập thể dục. Kiểu cơn đau này được gọi là trì hoãn khởi phát đau cơ.
Một nguyên nhân thường gặp khác của đau cơ là căng thẳng. Khi bạn thấy căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra hoóc-môn làm cơ căng lên và tăng độ nhạy cảm với đau. Đó là lý do tại sao lưng bạn có thể bị đau nhiều hơn sau một ngày làm việc vất vả.
Cảm lạnh có thể gây đau nhức và đau
Đau và đau nhức cơ toàn cơ thể có thể do nhiễm trùng gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.
Dùng cơ quá sức trong khi vận động.
Tổn thương cơ khi vận động thể thao hay trong công việc (bong gân hay căng cơ là hai tổn thương có thể gây đau cơ).
Viêm cơ.
Làm quá mức có thể gây đau cơ
Đau cơ thường ảnh hưởng đến một vài cơ hoặc một phần nhỏ của cơ thể do hoạt động quá mức hoặc tổn thương nhẹ, ví dụ như căng cơ hoặc bong gân do chạy quá sức vào buổi sáng. Vấp ngã cũng có thể dẫn đến căng cơ và bong gân, gây đau
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Đau nhức cơ bắp có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng đau của từng người mà có một số triệu chứng dễ nhận thấy như:
- Vùng bị tổn thương thường sưng viêm, đỏ tấy hoặc bầm tím.
- Khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương sẽ gây đau đớn.
- Đau khi nghỉ ngơi.
- Khả năng vận động cơ bắp suy giảm.
- Nhức mỏi cơ, đau khớp.
- Sốt.
Nếu đau cơ do luyện tập thường có những đặc điểm như:
- Mức độ đau giảm dần.
- Cơn đau hết trong vài ngày hoặc 1-2 tuần.
- Đã xác định rõ nguyên nhân đau cơ là do luyện tập quá mức, thực hiện nhiều động tác lặp đi lặp lại.
Thông thường đau nhức cơ bắp từ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau vài tuần, còn đau cơ nặng thì khoảng vài tháng cần được phát hiện và điều trị sớm.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?Bạn cần gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Vết cắn của ve hay nghi ngờ là do ve gây ra;
- Đau cơ đặc biệt ở bắp chân, xảy ra khi tập thể dục và giảm khi nghỉ ngơi;
- Dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ đỏ hay sưng, xung quanh cơ đau;
- Đau cơ sau khi bạn bắt đầu dùng hoặc tăng liều thuốc (đặc biệt là statin và các thuốc khác dùng kiểm soát cholesterol máu).
4. PHÒNG NGỪA
Luyện tập thể dục thường xuyên là một điều tốt, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau để việc luyện tập không trở nên khó chịu và đẩy lùi được các cơn đau cơ:
Khởi động nhẹ nhàng trước khi luyện tập như chạy bộ chậm, nhảy dây hay kéo căng cơ. Điều này giúp cơ bắp có thời gian làm quen với sự thay đổi hoạt động cơ thể.
Dùng đúng kỹ thuật khi tập luyện bằng cách hỏi huấn luyện viên cách dùng máy móc thiết bị để hạn chế việc tập sai, gây đau mỏi cơ.
Tập những bài tập với cường độ vừa phải, ở mức bản thân có thể chịu được rồi từ từ nâng dần mức độ lên.
Uống nước đúng cách khi tập luyện giúp cơ thể không bị mất nước, mệt mỏi hay chóng mặt.
Nghỉ ngơi sau khi tập luyện giúp cơ bắp có thời gian hồi phục, hạn chế bị tổn thương.
Sau khi kết thúc luyện tập bạn nên căng cơ để làm cơ thể linh hoạt và đưa máu lưu thông từ cơ bắp về tim dễ dàng hơn.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau cơ?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Co duỗi cơ trước và sau khi vận động;
- Bắt đầu với quá trình làm nóng hay thả lỏng trong bài tập của bạn;
- Uống đủ nước đặc biệt vào ngày bạn vận động nhiều;
- Tham gia tập luyện thể thao để thúc đẩy cơ bắp vận động tối ưu;
- Đứng dậy và thư giãn cơ thường xuyên nếu bạn làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều.
- Đau cơ là triệu chứng thường gặp và có thể phòng tránh được. Khi mới bắt đầu tập luyện thể thao, bạn nên trao đổi với huấn luyện viên để lựa chọn những bài tập vừa sức và thực hiện đúng các động tác. Bạn cần tránh tập luyện quá sức để dẫn đến tai nạn thể thao như bong gân, đau cơ.
- Đau cơ gây ra do thuốc hoặc ngộ độc không thường gặp, bạn hãy trao đổi kỹ với bác sĩ khi gặp bất cứ phản ứng phụ nào của thuốc. Và nếu chẳng may đau cơ xảy ra, bạn cần nghỉ ngơi và giảm cường độ vận động để giảm đau và cải thiện tổn thương.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị
5. CHẨN ĐOÁN
Nhiều kỹ thuật có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cơn đau, gồm có khám lâm sàng, dùng công cụ đo mức độ đau và test hình ảnh. Những kỹ thuật chẩn đoán bao gồm:
- CT hoặc CAT scan;
- MRI (cộng hưởng từ);
- Chụp hình gian đốt sống;
- Tủy đồ;
- EMG, còn được gọi là điện cơ, là chẩn đoán để đánh giá sức khỏe của cơ và tế bào thần kinh cơ.
- Xạ hình xương.
6. ĐIỀU TRỊ
Khi bị đau nhức cơ bắp, cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu và không thể hoạt động thoải mái được. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau cơ này.
Nghỉ ngơi: Sau khi tập thể dục, bạn nên cho cơ bắp nghỉ ngơi 48 giờ, nói cách khác là khi bạn tập luyện xong thì ngừng tập khoảng 2 ngày để phần cơ được hồi phục và phát triển tốt hơn.
Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh, ngâm cơ thể trong nước đá hoặc massage cơ thể bằng đá sẽ có ích trong việc giảm sưng đau và co rút cơ. Hơn nữa, bạn nên chườm liên tục trong 3 ngày sau khi bị đau cơ.
Làm nóng cơ thể: Trước khi tập luyện bạn nên làm nóng cơ thể bằng một vài động tác kéo giãn cơ, tăng lưu thông máu và làm giảm đau cơ sau khi tập.
Bổ sung thực phẩm chứa protein và carbs: Sau khi tập luyện bạn nên ăn thực phẩm chứa protein và carbs như bánh mì, bơ đậu phộng, chuối, sữa chua, sinh tố trái cây, sữa socola. Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, 30 phút đầu sau khi tập luyện là thời gian tốt để cơ bắp hấp thụ dưỡng chất, góp phần làm giảm đau nhức và cứng cơ.
Vận động nhẹ nhàng: Bạn nên lựa chọn những bài tập có cường độ vừa phải, vừa sức với bản thân để tránh tình trạng gắng sức và làm đau nhức cơ bắp.
Dùng thuốc: Để giảm đau nhanh chóng nhiều người cũng tìm đến thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen (dạng thuốc uống) hay methyl salicylate (dạng thuốc dán)
Bạn có thể điều trị bệnh đau cơ tại nhà. Một số phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
Các loại thuốc: thuốc giảm đau, NSAIDS, thuốc làm tăng serotonin và norepinephrine (chất dẫn truyền thần kinh mà điều hòa việc ngủ, đau và chức năng miễn dịch) có thể dùng ở liều thấp;
Liệu pháp vận động;
Liệu pháp mát xa: thư giãn vùng cơ thể bị đau, chườm đá để giảm đau.
7. CÂU HỎI HAY GẶP
Có những phương pháp nào giảm đau cơ sau khi chạy bộ?
Bạn nên tăng cường lượng protein trong các bữa ăn, đặc biệt là sau khi tập luyện để bổ sung nguyên liệu cho quá trình phục hồi, sửa chữa và phát triển của cơ sau khi chạy bộ. Một chế độ dinh dưỡng với tỷ lệ 3 : 1 (carbohydrate : protein) được khuyến cáo sau khi tập luyện thể thao.
Tắm nước nóng ngay sau khi tập chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức cơ. Thay vào đó, hãy chườm đá ngay sau khi tập thể dục để làm chậm lưu lượng máu và ổn định lượng hormone
Xoa bóp cơ có thể giúp giảm đau cơ do bất kỳ nguyên nhân nào và hỗ trợ điều trị. Massage cũng giúp thư giãn cơ bắp trước và sau khi tập luyện căng thẳng. Đồng thời, cũng làm giảm sưng, tăng lưu lượng máu và mang oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ, giúp chúng dễ dàng phục hồi sau chấn thương.
Bổ sung thêm Magie
Magie đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ cũng như việc thư giãn và giảm căng cơ. Một số triệu chứng phổ biến của việc thiếu magie là chuột rút, run và yếu cơ. Việc thiếu hụt Magie làm tích tự lượng lớn Canxi trong các tế bào thần kinh khiến chúng hoạt động quá mức và kích thích các dây thần kinh, gây nên tình trạng rung giật cơ, gây căng thẳng và đau cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ttps://www.healthline.com/health/fitness-exercise/sore-muscles
https://familydoctor.org/sore-muscles/
https://www.webmd.com/fitness-exercise/features/sore-muscles-dont-stop-exercising
https://pacificcross.com.vn/vi/dau-co-la-gi-nhung-loai-dau-co-thuong-gap/
https://www.phiten.vn/news/lam-sao-de-doi-pho-voi-con-dau-co-sau-khi-chay-bo?gclid=Cj0KCQjw-fmZBhDtARIsAH6H8qgFe6jolsyLVsmLp1W_HnvQfmcea_39xdoiDCj7uzkERk9kdz5VvTwaAocMEALw_wcB