1. ĐỘT QUỴ NHIỆT LÀ GÌ?
Đột quỵ nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 400 C, với các biến chứng liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Những triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất phương hướng và đôi khi mất ý thức, hôn mê, cuối cùng bệnh nhân sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thống kê của ngành Y tế cho thấy, vào hè, số người bị đột quỵ tăng cao, cứ nhiệt độ tăng 10 C thì nguy cơ đột quỵ tăng 10%. Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời từ 32oC trở lên. Người già và trẻ em dễ bị đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác. Ghi nhận tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong những ngày gần đây, lượng bệnh nhân đến khám, nhập viện cấp cứu tăng gấp 3 lần ngày thường, chủ yếu là đột quỵ não, viêm phổi, rối loạn điện giải do đổ mồ hôi nhiều.
2. NGUYÊN NHÂN
- Để thích nghi với thời tiết nắng nóng, cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều. Do bị mất một lượng nước khá lớn khiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.
- Ảnh hưởng bởi nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
- Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ…khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra. Nhiều người còn tìm cách tránh nóng bằng cách vào siêu thị, trung tâm thương mại hoặc để điều hòa với nhiệt độ quá thấp dễ dẫn tới giảm thân nhiệt đột ngột, khiến mạch máu dễ bị co lại và tình trạng đột quỵ có thể xảy ra.
Ngoài các ca đột quỵ do hoạt động ngoài trời say nắng, có nhiều ca rối loạn điện giải, do trời nắng người già uống nước kém, cộng với mồ hôi ra nhiều làm mất nước; hoặc có nhiều ca viêm phổi do thay đổi môi trường đột ngột từ phòng điều hòa lạnh ra ngoài nắng nóng...
Nhiệt độ cơ thể từ 40 độ C và không thể tự hạ nhiệt có thể dẫn đến đột quỵ, khiến não tổn thương, suy nội tạng và cần cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ Joshua Scott (Viện Cedars-Sinai Kerlin-Jobe) chia sẻ trên tờ Insider (Mỹ), đột quỵ do nhiệt là trường hợp cần cấp cứu. Đột quỵ nhiệt giống như một cơn đau tim và phải điều trị ngay lập tức.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Bệnh cảnh do nắng oi nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng).
Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi lên tới 440 C, da và niêm mạc khô, trụy mạch.
Cá biệt có trường hợp tụ máu dưới màng cứng và trong não. Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Sau khi tiếp xúc, làm việc trong điều kiện nắng nóng.
- Có những biểu hiện sớm như đau đầu, chóng mặt, không thấy mồ hôi mặc dù trời nắng nóng, da đỏ, nóng và khô khi sờ vào, yếu cơ hoặc chuột rút, buồn nôn và nôn. Nặng hơn nữa là nhịp tim nhanh, có thể mạnh hoặc yếu, thở nhanh và nông, thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc hoảng loạn, co giật, bất tỉnh.
- Cặp nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C là tiêu chuẩn quan trọng.
Nếu tình trạng kiệt sức vì nóng tăng lên thành đột quỵ do nhiệt thì có các dấu hiệu cảnh báo như sau:
Lú lẫn hoặc nói lắp: khi nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, các protein trong não có thể bị phá vỡ, gây ra những thay đổi về tinh thần. Theo bác sĩ Scott nói, người bị đột quỵ sẽ rất bối rối và không thể tiếp tục cuộc trò chuyện bình thường.
Mất ý thức: ngất xỉu có thể là dấu hiệu của kiệt sức vì nhiệt nhưng bạn có thể đánh thức người bị kiệt sức vì nhiệt khá dễ dàng. Nếu họ bất tỉnh và không thể tỉnh lại vì nóng và nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể là đột quỵ do nhiệt.
Nhịp tim nhanh và khó thở: nhiệt độ cao gây căng thẳng cho tất cả các chức năng cơ thể và khiến tim đập nhanh kèm theo khó thở, thở nông hoặc thở nhanh.
Da ửng đỏ: da có thể đỏ lên khi cơ thể nóng lên.
4. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Rất nhiều bệnh do nắng gây ra, trong đó đặc biệt nguy hiểm có bệnh đột quỵ. Đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng là người già và trẻ em.
Sắp sang thu nhưng tiết trời năm nay vẫn oi nắng kéo dài, trên nền nhiệt độ cao, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của mọi người. Rất nhiều bệnh do nắng gây ra, trong đó đặc biệt nguy hiểm có bệnh đột quỵ. Đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng là người già và trẻ em.
Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng oi nóng. Hoặc một số người có đáp ứng kém hay kém thích nghi với nhiệt độ cao.
Phải làm việc hoặc tập luyện quá lâu ở môi trường nắng nóng.
Tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng, thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng.
Thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người cao tuổi dễ bị đột quỵ.
Người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải, các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp, các thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, các chất ma túy loại amphetamines hoặc cocaine.
Người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, người béo phì, người không được khỏe hoặc ăn uống không đầy đủ.
-Đột quỵ nhiệt thường hay xảy ra vào mùa hè nắng nóng hoặc trong các hầm lò đốt nhiệt độ cao
- Những người tham gia huấn luyện quân sự, các vận động viên chạy đường dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Những người lớn tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà kín không có máy lạnh hoặc luồng thông khí tốt, quạt có thể cho ta thấy tốt hơn nhưng điều hòa mới là giải pháp hữu hiệu làm mát và giảm độ ẩm trong không khí
-Người dân sống trong khu vực đô thị dễ bị đột quỵ do nhiệt trong một đợt nắng nóng kéo dài, đặc biệt khi có điều kiện khí quyển ứ đọng và chất lượng không khí kém. Ở đó có một phần nguyên nhân từ hiệu ứng đảo nhiệt, nhựa đường và nhiệt cửa hàng bê tông tích trữ trong ngày và chỉ dần dần phát tán vào ban đêm dẫn đến nhiệt độ về đêm tăng cao.
-Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt độ chậm hơn những người khác.
- Những người bị bệnh mạn tính Tim, Phổi, Thận, béo phì hoặc thiếu cân, Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Bệnh tâm thần, nghiện rượu... đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng đầu tiên bởi nắng nóng kéo dài.
5. PHÒNG NGỪA
- Mặc quần áo nhẹ, màu sáng, thoáng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.
-Sử dụng kem chống nắng với hệ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên, đặc biệt khi đi ngoài nắng, đang bơi hoặc đang đổ mồ hôi.
-Với những người chơi thể thao hoặc làm việc ngoài trời, khuyến cáo uống khoảng 700ml trong 2 giờ trước khi tập thể dục, lao động và uống thêm 240ml nước hoặc thức uống thể thao khác trước khi tập thể dục, lao động. Trong quá trình làm việc, mọi người nên tiêu thụ khoảng 240ml mỗi 20 phút, ngay cả khi không cảm thấy khát.
-Tuyệt đối không được để bất cứ ai trong xe đang đỗ mà không mở điều hòa hoặc tắt máy, đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do nhiệt ở trẻ em.
-Theo dõi nước tiểu: nước tiểu vàng đậm là dấu hiệu cơ thể thiếu nước.
- Hạn chế các chất lỏng có chứa cafein hoặc rượu, bởi vì cả hai chất này đều có thể làm cơ thể mất nhiều nước hơn và làm trầm trọng thêm các bệnh liên quan tới nhiệt. Và ưu tiên đồ uống thể thao hoặc nước trái cây, thảo dược (rau má, nhân trần, mướp đắng...)
- Theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh.
- Người cao tuổi không nên đi lại làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm từ 10g sáng đến 4g chiều. Ra ngoài trời cần có mũ nón, uống nước.
- Máy điều hòa: 26 - 280C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.
- Người cao tuổi có bệnh tim mạch đã từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10g sáng. Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.
- Các yếu tố khác: kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh (tăng cường trái cây rau quả); ngủ đủ giấc; kiểm soát huyết áp và đường huyết; tránh xa rượu bia; thuốc lá; khám sức khỏe định kỳ.
Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, tuy nhiên cần thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ th
Ngày hè với những đợt nắng nóng kỉ lục đang kéo đến, rất mong mọi người lưu tâm đặc biệt là với trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh mãn tính.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, những ngày nắng nóng người cao tuổi cần tránh hoạt động ngoài trời từ 10h - 16h. Sáng hoạt động nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, yoga, đạp xe, không nên hoạt động mạnh. Người già có thói quen tập thể dục buổi chiều. Tuy nhiên, với những ngày nắng nóng cực điểm, nhiệt độ cao thì không nên tập, bởi buổi chiều tuy nhiệt độ hạ nhưng nhiệt độ ngoài trời vẫn rất cao. Bên cạnh đó, người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến chế độ chăm sóc, nên ăn, uống đồ chế biến dạng lỏng, mềm dễ tiêu, nhiều rau xanh, hoa quả; chịu khó uống nhiều nước và đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể bị thiếu hụt. Đặc biệt, không nên đợi đến lúc khát mới uống; uống đủ ít nhất 2 lít nước/ngày.
Trong ngày nắng nóng, các gia đình đều sử dụng điều hòa liên tục, tuy nhiên, những gia đình có người già, trẻ nhỏ thì cần lưu ý để nhiệt độ từ 27 - 29 độ C và có thêm quạt thông gió, máy tạo ẩm. Vào những khoảng thời gian thời tiết dịu mát, không nên lạm dụng điều hòa mà nên mở cửa để phòng thông thoáng.
Người cao tuổi cần hạn chế thay đổi môi trường đột ngột, ví như khi từ phòng điều hòa ra ngoài nắng nóng thì cần có không gian đệm để tránh sốc nhiệt. Bên cạnh đó, để tránh biến chứng nặng, khi có dấu hiệu bất thường thì phải đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
6. ĐIỀU TRỊ
Gặp nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng, cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm bằng nước mát khắp người hoặc phun nước hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước mát. Khi thân nhiệt người bệnh giảm xuống 380C, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.
Bệnh nhân đột quỵ do nắng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.
Nếu nghi ngờ là đột quỵ do nhiệt hãy gọi cấp cứu 115 hoặc đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt, nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong.
-Sơ cứu khi chưa có nhân viên y tế: Đưa người bệnh đến môi trường có máy lạnh, hoặc đưa bệnh nhân vào trong nhà tắm hoặc ít nhất là một khu vực râm mát mẻ, cởi bỏ bất kì quần áo nào không cần thiết. Nếu có nhiệt kế thì liên tục cặp nhiệt độ của cơ thể bệnh nhân và sơ cứu làm mát cơ thể để đưa nhiệt độ về 38 đến 38,50C.
- Những cách làm mát cơ thể bao gồm: dùng quạt không khí thổi đều trên người bệnh trong khi làm ướt da bằng khắn ướt hoặc vòi nước rửa, chườm các túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng của bệnh nhân vì những khu vực này rất giàu mạch máu gần da, làm mát chúng có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng.
- Không sử dụng đá lạnh cho bệnh nhân lớn tuổi, trẻ nhỏ, bệnh nhân bị bệnh mãn tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/phong-say-nang-va-dot-quy-nhiet.html