1. HUYẾT ÁP THẤP LÀ GÌ?
Huyết áp thấp là khi áp lực của dòng máu trong động mạch bị giảm xuống thấp hơn mức bình thường. Ở người khỏe mạnh, huyết áp thường dao động quanh ngưỡng 120/80 mmHg. Khi huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≤ 60mmHg, chẳng hạn như 85/50, 90/50, 100/60, 90/60... thì được coi là bệnh huyết áp thấp.
Các dạng huyết áp thấp thường gặp:
- Huyết áp thấp cơ địa: mặc dù chỉ số huyết áp luôn dưới mức 90/60mmHg nhưng không hề có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi... Tuy nhiên, nếu ăn uống, sinh hoạt không điều độ, làm việc quá mệt mỏi thì có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
- Huyết áp thấp tư thế (hạ huyết áp tư thế): Huyết áp giảm khi thay đổi tư thế đột ngột, chẳng hạn như đang nằm hay ngồi sau đó đứng lên nhanh thì bị tụt huyết áp gây chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
- Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh: tình trạng hạ huyết áp sau khi đứng quá lâu. Thường gặp ở những người trẻ tuổi do làm việc ở tư thế đứng trong một thời gian dài, kèm theo tâm lý căng thẳng, stress hay sợ hãi.
- Huyết áp thấp sau khi ăn: thường xuất hiện sau một bữa ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều thức ăn giàu carbohydrat, và hay gặp ở người lớn tuổi, người bệnh Parkinson.
2. NGUYÊN NHÂN
Muốn điều trị huyết áp thấp hiệu quả thì cần giải quyết tận gốc căn nguyên gây ra. Bệnh lý này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do:
- Thiếu máu hoặc chất lượng máu kém do ăn uống không đủ dinh dưỡng, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy, viêm loét đường tiêu hóa, phẫu thuật, chấn thương gây mất máu…
- Mất nước do tiêu chảy, sốt, nôn ói, lao động quá sức dưới điều kiện thời tiết nắng nóng gây đổ nhiều mồ hôi…
- Huyết ấp thấp cơ địa liên quan đến yếu tố gen di truyền.
- Rối loạn chức năng thể dịch khiến các thụ thể cảm áp bên trong lòng động mạch hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến mất khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể.
- Mắc một số bệnh tim mạch như suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim…
- Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, hướng chống trầm cảm, kháng sinh…
- Rối loạn nội tiết trong suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, tiểu đường, hạ đường huyết…
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Mỗi người sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau về tình trạng huyết áp thấp, có thể với bạn chỉ là hoa mắt, chóng mặt, nhưng với những người khác thì sức khỏe lại giảm sút trầm trọng. Nhưng hầu hết người mắc bệnh huyết áp thấp đều gặp một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng sau đây:
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng thường xuyên, trường hợp nặng có thể ngất xỉu do máu không bơm được lên não, các tế bào thần kinh bị thiếu dưỡng khí để hoạt động. Tình trạng này thường xảy ra khi thay đổi tư thế như đứng dậy hoặc sau bữa ăn no.
- Cảm giác sợ lạnh, da xanh nhợt nhạt, môi tím tái, chân tay hay bị tê nhức mỏi, lạnh về đêm gây trằn trọc khó ngủ bởi áp lực của dòng máu không đủ mạnh để bơm máu đến chân tay và những vùng cách xa tim.
- Mệt mỏi, khó chịu trong người, cảm giác đuối sức, thiếu năng lượng.
- Nhìn mờ, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, hay quên, đãng trí, dễ nổi cáu.
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, đêm thường trằn trọc, ngủ không sâu giấc nhưng ban ngày buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật khiến tinh thần uể oải.
- Mạch nhanh, tim đập nhanh, tức ngực, thở nông, hụt hơi, buồn nôn, toát mồ hôi lạnh mỗi khi huyết áp tụt đột ngột.
- Giảm ham muốn và chất lượng tình dục: Huyết áp thấp khiến cho việc tiết dịch bôi trơn trong quá trình quan hệ cũng giảm. Âm đạo khô dễ dẫn tới đau rát khi quan hệ và khó đạt khoái cảm. Đời sống tình dục không hòa hợp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình của phụ nữ bị huyết áp thấp
4. BIẾN CHỨNG
Biện chứng về huyết áp thấp chủ yếu liên quan đến rối loạn chức năng của các tạng tâm, tỳ, thận, khí và huyết, âm và dương với các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tùy theo việc coi trọng nguyên nhân bệnh sinh mà có các nguyên tắc điều trị tương ứng.
Vì vậy, khi điều trị người thầy thuốc nên căn cứ vào tình trạng hư tổn của tạng phủ, rối loạn của khí huyết và âm dương để linh hoạt áp dụng các pháp điều trị, không nên cố định vào một pháp nào.
5.BỆNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Huyết áp thấp đồng nghĩa với việc tuần hoàn máu đến mọi nơi trong cơ thể khó khăn hơn, điều đó sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm trên não, tim, thận... Nhưng vì triệu chứng huyết áp thấp thường không quá rầm rộ khiến nhiều người chủ quan không điều trị sớm, hậu quả là phải đối mặt với những rủi ro đáng tiếc như:
- Ngã: Tụt huyết áp khiến tim đập nhanh, choáng váng, ngất xỉu tại chỗ và có thể không may sẽ bị ngã gãy xương hoặc chấn thương đầu.
- Sốc: Là tình trạng cấp cứu trong đó huyết áp giảm mạnh đột ngột và không thể tự điều chỉnh lại mức bình thường, khiến các cơ quan bị thiếu máu nghiêm trọng, điều này sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
- Suy giảm trí nhớ: Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu lên não, các tế bào thần kinh không đủ oxy, dưỡng chất lâu dần thoái hóa dẫn tới suy giảm trí nhớ. Theo nghiên cứu, những người bệnh huyết áp thấp từ 2 năm trở lên có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao gấp hai lần so với người bình thường.
- Suy nhược cơ thể: Các cơ quan thiếu máu nuôi dưỡng kéo dài, triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ tái diễn thường xuyên khiến sức khỏe ngày một sa sút, và hậu quả tất yếu là suy nhược cơ thể, tình trạng này rất phổ biến ở người bệnh huyết áp thấp lâu năm.
- Biến cố tim mạch, đột quỵ não, suy thận: Dòng máu đến nuôi dưỡng tim, não, thận giảm sút, gây suy tim, suy thận, thiếu máu não. Tuần hoàn máu ứ trệ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Khoảng 10-15% ca đột quỵ não và 25% ca nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp, điều này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.
6. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Tình trạng này dễ gặp ở phụ nữ bởi nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên bị thay đổi, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, giai đoạn sau khi sinh và đang nuôi con nhỏ, cơ thể hay bị suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu.
7. PHÒNG NGỪA
Những biện pháp cải thiện tình trạng huyết áp thấp
Để những người bị huyết áp thấp có thể cải thiện được tình trạng bệnh của mình, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
Dùng thêm muối: Việc hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ có lợi đối với những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, người bệnh bị suy giảm huyết áp thì cần được bổ sung thêm muối sẽ làm tăng huyết áp (vì muối có natri). Vậy nên, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để điều chỉnh lượng muối phù hợp với mình.
Uống nhiều nước: Các chất lỏng có thể làm tăng lên thể tích của máu đồng thời ngăn chặn tình trạng mất nước của cơ thể. Và cả hai vấn đề này đều rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh lý huyết áp thấp.
Sử dụng thuốc: Huyết áp thấp thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra vài triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chóng mặt thoáng qua khi đứng. Vì vậy, hiếm khi bác sĩ yêu cầu cần phải điều trị.
8. CHẨN ĐOÁN
Huyết áp thấp khi đo bằng phương pháp thông thường thấy áp lực ở động mạch cánh tay người trưởng thành có chỉ số dưới 90/60mmHg (12/8kPa), người già trên 65 tuổi có chỉ số huyết áp dưới 100/60mmHg (13,5/8kPa).
Huyết áp thấp nguyên phát
– Có thể một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng.
– Một số trường hợp thấy: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, hay quên, mệt mỏi, tức ngực.
– Các xét nghiệm cận lâm sàng loại trừ bệnh lý thực thể, tác dụng của thuốc…
Huyết áp thấp tư thế
– Do bệnh nhân nằm, ngồi và đứng lên đột ngột hoặc do bệnh nhân phải đứng lâu thì đo chỉ số huyết áp tâm thu giảm dưới 20mmHg (2,67kPa), huyết áp tâm trương giảm dưới 10mmHg (1,33kPa).
– Huyết áp thấp tư thế có thể liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn chức năng co giãn mạch, bệnh nội tiết, dùng thuốc giãn mạch…
Huyết áp thấp triệu chứng
Huyết áp thấp triệu chứng là hậu quả của một số bệnh tật gây nên như bệnh tim mạch, nội tiết, bệnh gây mất máu, mất nước điện giải…
9. ĐIỀU TRỊ
Thuốc tây điều trị huyết áp thấp
Hiện nay một số loại thuốc có tác dụng co mạch, tăng sức co bóp của tim hoặc giữ nước, từ đó giúp nâng huyết áp tạm thời như Hepptamyl, Corammine gluccose, Caffein... có thể được chỉ định trong điều trị bệnh.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cải thiện huyết áp ngắn hạn bởi huyết áp sẽ sớm trở về mức thấp như ban đầu sau khi ngưng thuốc. Hơn nữa, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, hồi hộp, teo cơ, xốp xương,... khi dùng lâu dài, do vậy không được lạm dụng, chỉ sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
Giải pháp thảo dược nâng huyết áp an toàn, bền vững
Nâng huyết áp tự nhiên bằng thảo dược là hướng điều trị huyết áp thấp được ưu tiên hàng đầu hiện nay bởi mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn và lành tính. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được lợi ích vượt trội đó từ một số vị thuốc y học cổ truyền, điển hình như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân...
Theo nghiên cứu trên tạp chí Natural Medicines, Đương quy có tác dụng tăng cường chức năng thụ thể cảm áp ở mạch máu, giúp cơ thể điều chỉnh huyết áp nhanh, chính xác hơn; đồng thời bổ máu, tăng tạo máu, cải thiện tuần hoàn, nhờ đó nâng cao huyết áp tự nhiên và giữ chỉ số ổn định bền vững.
Còn theo Trung Dược học, Ích trí nhân, Xuyên tiêu giúp tăng cường chức năng bơm máu của tim, điều hòa huyết áp tại thận, thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Đây chính là những yếu tố then chốt để điều trị huyết áp thấp hiệu quả, giải quyết tận gốc căn nguyên bệnh.
10. CÂU HỎI HAY GẶP
Lối sống khoa học dành cho người bệnh huyết áp thấp là gì?
Chế độ ăn khi huyết áp thấp
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, cân đối giữa các nhóm chất, đặc biệt là tăng cường những thực phẩm tốt cho quá trình tạo máu như thịt bò, thịt lườn gà, sữa, trứng, cá biển, hải sản có vỏ, bí đỏ, đậu tương, rau cải bó xôi, súp lơ xanh, trái cây tươi,…
- Không ăn quá no hoặc nhịn đói lâu, thay vì 3 bữa chính nên chia làm nhiều bữa nhỏ 6 – 7 bữa/ngày và nên nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút sau ăn để tránh tình trạng tụt huyết áp sau ăn.
- Ăn mặn hơn một chút so với người bình thường nếu không mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.
- Uống đủ nước ít nhất 2 lít/ngày (tương đương 8 cốc 200ml) nhằm duy trì thể tích tuần hoàn từ đó ổn định huyết áp.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn vì dễ gây mất nước.
Tập luyện và thay đổi thói quen sinh hoạt
- Giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu, stress quá độ.
- Tránh đứng lâu trong thời gian dài, không tắm nước quá nóng, không vắt chéo chân khi ngồi, đồng thời nên thay đổi tư thế một cách từ từ
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường tuần hoàn máu và thư giãn tinh thần.
- Sử dụng tất chân/vớ y khoa để tăng áp lực lên phần chân, giúp máu phân bố đều hơn đến các phần của cơ thể.
- Khi gặp phải các dấu hiệu huyết áp thấp, tụt huyết áp, nên ngồi xuống hoặc nằm gác chân lên cao hơn đầu để tăng lưu lượng máu lên não, giảm bớt triệu chứng bệnh.
Bài thuốc điều trị huyết áp thấp
Y học cổ truyền chia chứng huyết áp thấp thành 3 thể cơ bản. Tuỳ từng thể bệnh mà dùng bài thuốc điều trị khác nhau.
Thể tâm dương hư:
Biểu hiện: Tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, tim hồi hộp, mạch nhỏ, yếu.
Bài thuốc: Quế chi 15g, nhục quế 15g, cam thảo chích 15g, ngũ vị tử 25g.
Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, uống liền trong 7-10 ngày là một liệu trình.
Thể khí huyết hư
Biểu hiện: Đầu váng, mắt hoa, tai ù, ngại nói, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác.
Bài thuốc: Đảng sâm 15g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 12g, cam thảo 10g, mạch môn đông 12g, sinh địa 12g, kỷ tử 12g.
Cách dùng: Sắc uống, ngày một thang, uống liền 7-10 ngày là một liệu trình.
Thể khí hư, dương hư
Biểu hiện: Sắc mặt nhợt, thở gấp, ngại nói, mệt mỏi, vô lực, chân tay lạnh, di tinh, họạt tinh, chất lưỡi bệu, rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, ngũ vị tử 30g, đẳng sâm 30g, mạch môn đông 10g, sài hồ bắc 3g.
Cách dùng: Sắc uống, ngày một thang, uống liền trong 10 ngày là một liệu trình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.benhvien103.vn/huyet-ap-thap/