1. GIỚI THIỆU BỆNH
Tử cung là bộ phận quan trọng của hệ thống sinh sản ở phụ nữ. Ở những thời điểm khác nhau trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai, tử cung có nhiều sự thay đổi để đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Các bệnh lý ở tử cung cần phát hiện và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như sức khỏe người bệnh.
Tên gọi khác của tử cung là dạ con. Bình thường, tử cung có chiều rộng khoảng 4 - 5m, chiều dài khoảng 7 - 10 cm, hình dạng giống như cái phễu và được cấu tạo nhiều lớp.
1.1. Đáy tử cung
Hình dạng của đáy tử cung là cong và khá rộng, là nơi vòi trứng thông với tử cung.
1.2. Thân tử cung
Phần chính của tử cung là thân tử cung, được cấu tạo bởi 3 lớp cơ. Mỗi lớp cơ có vai trò khác nhau, trong đó cơ đan chéo giúp tử cung co bóp khi sinh con và cầm máu sau khi nhau thai bong ra.
Nội mạc tử cung là lớp nhầy trong lòng tử cung, chứa nhiều dinh dưỡng là nơi để trứng sau khi thụ tinh bám vào và phát triển thành thai. Lớp nội mạc bong và đẩy ra ngoài qua âm đạo theo chu kỳ nếu người phụ nữ không mang thai.
1.3. Eo cổ tử cung
Đây là phần nằm giữa tử cung, cổ tử cung và khá hẹp.
1.4. Cổ tử cung
Cổ tử cung được chia làm 3 phần là lỗ trong, lòng ống và lỗ ngoài. Bộ phận này kết nối tử cung với âm đạo, có lớp nhầy mịn để giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào lòng tử cung.
Các bệnh tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi nội mạc tử cung, thường nằm trong tử cung, phát triển ở bên ngoài tử cung, ống dẫn trứng hoặc niêm mạc chậu. Nó có thể gây đau dữ dội, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt hay lúc sinh hoạt vợ chồng.
U xơ tử cung là sự tăng trưởng lành tính trên thành tử cung. Chúng có thể có kích thước từ rất nhỏ (kích thước của hạt) đến khá lớn (kích thước của một quả cam). Mặc dù u xơ tử cung không phải lúc nào gây ra các triệu chứng, một số phụ nữ phải trải qua sự chảy máu và đau đớn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, những u xơ kích thước lớn hơn cũng có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản.
Sa tử cung xảy ra khi một hệ thống cơ quan hỗ trợ bị giãn hoặc hư hại. Tử cung bị sa khi một phần tử cung trượt xuống âm đạo. Trong trường hợp nặng, một phần của tử cung có thể tuột ra khỏi miệng âm đạo. Có nhiều lý do cho tình trạng này; bao gồm sinh nở, phẫu thuật, mãn kinh hoặc các hoạt động thể chất khắc nghiệt.
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng trong cơ quan sinh sản nữ. Nó đôi khi được gây ra bởi cùng một loại vi khuẩn gây bệnh lậu và chlamydia, mặc dù các vi khuẩn khác cũng có thể là nguyên nhân.
Các triệu chứng chính của PID là đau bụng dưới, cũng như đau khi quan hệ vợ chồng và đi tiểu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm tiết dịch âm đạo bất thường, mệt mỏi và chảy máu bất thường. Nếu không được điều trị, PID có thể gây vô sinh và tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Ung thư nội mạc tử cung (UTNMTC) Mặc dù ung thư tử cung có thể khởi phát ở bất cứ nơi nào trong tử cung, nhưng nó lại phổ biến nhất ở nội mạc tử cung. Một số điều kiện làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung của phụ nữ, như béo phì hoặc dùng estrogen mà không có progesterone.
Ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào của cổ tử cung, gây ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân chính xác và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung, nhưng hút thuốc và bệnh lây truyền qua đường tình dục dường như là một yếu tố, thêm vào đó, việc có một hệ thống miễn dịch yếu cũng làm tăng nguy cơ.
2. TỬ CUNG NẰM ĐÂU TRONG CƠ THỂ ?
Chắc hẳn các chị em phụ nữ đều ít nhiều biết rằng tử cung có vai trò đặc biệt quan trọng với chức năng sinh sản của nữ giới như: là nơi làm tổ của hợp tử và bao bọc bảo vệ thai phát triển trong bụng mẹ, duy trì chức năng sinh sản,...
Tuy nhiên vị trí tử cung nằm ở đâu thì không nhiều chị em xác định được chính xác. Tử cung nằm ở vị trí giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Tử cung nối tiếp với âm đạo thông qua cổ tử cung và dẫn ra ngoài.
Đến khi mang thai, kích thước của tử cung tăng lên theo kích thước của túi thai, ngoài ra vị trí cũng sẽ thay đổi trong thời gian thai kỳ.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
- Lượng máu kinh nhiều
- Chảy máu giữa chu kỳ
- Dịch âm đạo bất thường hoặc có mùi khó chịu
- Đau vùng chậu hoặc lưng dưới
- Đau lúc hành kinh hoặc đau trong lúc quan hệ vợ chồng
- Đau khi đi tiểu hoặc nhu động ruột
4. BỆNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Nếu không được điều trị, viêm cổ tử cung sẽ làm giảm chức năng miễn dịch của tử cung và âm đạo, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, nấm Chlamydia,... Vì vậy, khi có triệu chứng viêm cổ tử cung, chị em nên sớm điều trị.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,... là những căn bệnh thường gặp ở cổ tử cung và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí gây vô sinh ở nữ giới. Do đó, phụ nữ nên chủ động tìm hiểu về những căn bệnh này để có thể phòng tránh, hạn chế tối đa những hậu quả do bệnh gây ra
5. PHÒNG NGỪA
Tiêm vắc-xin phòng HPV
Vắc-xin HPV có thể bảo vệ bạn trước 9 chủng virus. Các bạn nữ từ 9 đến 26 tuổi có thể tiêm HPV được rồi. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đánh giá vắc-xin này có thể phòng đến 90 % các loại ung thư cổ tử cung, âm đạo và hậu môn. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn cung cấp các loại vắc-xin phòng ngừa virus HPV, đặc biệt là phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm phòng HPV để phòng tránh bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Sử dụng bao cao su trong quan hệ ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh lây qua đường tình dục, vốn làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu hay ung thư cổ tử cung cho phụ nữ.
Không hút thuốc
Hút thuốc được cho là có liên quan đến một số loại ung thư cổ tử cung xác định.
Chế độ ăn lành mạnh
Thực phẩm giàu axit folic, như măng tây, bông cải xanh và các loại rau xanh khác
Các loại thực phẩm dưới đây được biết là có thể giúp cổ tử cung khỏe mạnh hơn và tăng cường sức đề kháng:
- Thực phẩm giàu axit folic, như măng tây, bông cải xanh và các loại rau xanh khác.
- Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cam và bưởi.
- Thực phẩm giàu beta carotene, chẳng hạn như cà rốt, bí và dưa vàng.
- Thực phẩm giàu vitamin E, chẳng hạn như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc.
6. ĐIỀU TRỊ
Sử dụng thuốc: Tùy thuộc căn nguyên gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Với bệnh nhân viêm cổ tử cung do bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Trong trường hợp viêm cổ tử cung do virus gây ra, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus;
Liệu pháp Laser: Sử dụng tia laser cường độ cao đốt cháy, phá hủy các mô bất thường;
Đốt điện (nhiệt trị liệu): Sử dụng que tỏa nhiệt đốt cháy các tế bào bị viêm nhiễm bên trong cổ tử cung;
Phẫu thuật lạnh (liệu pháp đóng băng): Chỉ định cho các trường hợp viêm cổ tử cung diễn ra dai dẳng. Thủ thuật này sử dụng nhiệt độ cực lạnh để phá hủy các tế bào bất thường. Dụng cụ được sử dụng là que tỏa lạnh chứa nitơ lỏng. Phẫu thuật lạnh hầu như không gây đau nhưng bệnh nhân có thể bị chuột rút, chảy máu, nhiễm trùng và để lại sẹo.