1. XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH TIM LÀ GÌ?
Xơ vữa động mạch tim hay xơ vữa mạch vành là tình trạng động mạch cung cấp máu nuôi tim bị xơ cứng, lòng mạch bị thu hẹp do các mảng xơ vữa. Điều này làm cho khả năng lưu thông máu bị hạn chế, gây thiếu máu đến tim.
Khi mạch máu bị tắc hẹp ở một bộ phận cơ quan nào đó sẽ gây thiếu máu cục bộ tại cơ quan đó. Đối với tình trạng tắc hẹp ở tim sẽ gây nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cơ tim cục bộ, về lâu dài sẽ dẫn tới suy tim.
Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó thở khi gắng sức. Về lâu dài tình trạng khó thở sẽ diễn ra thường xuyên, khó thở nhất khi nằm. Đi kèm với đó là hiện tượng phù chân hoặc tiểu ít. Khi động mạch tim bị xơ vữa đến giai đoạn này đồng nghĩa với việc bệnh đã trở nặng, gây suy giảm chất lượng cuộc sống.
Con số thống kê về bệnh:
Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân vào viện vì nhồi máu cơ tim cấp năm 2003 là 4.2%, đến năm 2007 đã tăng lên 9.1%. Trong những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành tim chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong khi nguyên nhân chính xác của xơ vữa động mạch vẫn chưa được biết rõ, một số đặc điểm và thói quen sinh hoạt của một người có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này.
2. NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Thế nhưng hầu hết các nguyên nhân đều đến từ lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bao gồm:
2.1 Chế độ ăn không lành mạnh
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật và các loại chất béo xấu có trong bánh quy, bánh nướng, thịt đỏ. Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng chứa khá nhiều chất béo, làm tăng cholesterol và tăng sự hình thành của các mảng bám lên thành mạch.
2.2 Thừa cân, béo phì
Những người bị béo phì thường là do tình trạng rối loạn chuyển hóa gây ra, là yếu tố nguy cơ tăng xơ vữa mạch máu, không chỉ riêng mạch vành.
2.3 Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tổn thương các thành mạch máu, làm giảm mức HDL – Cholesterol trong máu, làm tăng cholesterol xấu, dần hình thành các mảng xơ vữa.
2.4 Xơ vữa động mạch tim do tuổi tác
Sự thoái hóa của các tế bào làm giảm khả năng chuyển hóa, gây ra tình trạng tích tụ mỡ thừa, làm tăng lipid máu. Không chỉ vậy, khả năng đàn hồi của mạch máu cũng suy giảm khi tuổi tác tăng lên, làm lòng mạch bị xơ cứng lại.
2.5 Các bệnh về chuyển hóa
Bệnh tiểu đường, bệnh thận, suy giáp làm ảnh hưởng đến con đường chuyển hóa lipid máu, gây xơ vữa động mạch. Nguy hiểm hơn, ở những người tiểu đường lại không hề có triệu chứng rõ ràng có thể phát hiện từ sớm.
2.6 Tăng huyết áp
Làm tăng áp lực trong lòng mạch, gây tổn thương lớp nội mô, khiến các mảng xơ vữa kết dính lại và gây ra tình trạng xơ vữa động mạch nhanh chóng.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Bệnh xơ vữa động mạch không xuất hiện ngay tức khắc mà thường tiến triển âm thầm. Ở những giai đoạn đầu bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng. Chỉ khi động mạch bị tắc nghẽn nhiều khiến máu không cung cấp đủ đến các cơ quan và mô, các triệu chứng mới xuất hiện.
Nguy hiểm hơn, một khối máu đông khi đi vào khu vực mạch bị hẹp sẽ làm tắc hoàn toàn hoặc chậm quá trình vận chuyển máu, gây ra cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Các triệu chứng của xơ vữa động mạch từ trung bình đến nặng tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm:
– Đối với xơ vữa động mạch tim, bạn có thể gặp các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, khó thở khi gắng sức hoặc vào ban đêm…
– Đối với mảng xơ vữa động mạch cung cấp máu cho não, bạn có thể xuất hiện các dấu hiệu như tê bì ở đầu ngón tay, ngón chân, khó nói hoặc nói lắp, mất thị lực tạm thời. Có trường hợp sẽ xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua, nếu không được điều trị từ sớm có thể hình thành một cơn đột quỵ.
– Nếu xuất hiện mảng xơ vữa động mạch ở cánh tay và chân, bạn có thể gặp các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi như đau chân khi đi bộ.
– Các mảng xơ vữa xuất hiện ở thận sẽ làm gia tăng tình trạng cao huyết áp hoặc suy thận.
4. BIẾN CHỨNG
Các biến chứng xơ vữa động mạch vành tim đều là những biến chứng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Nhồi máu cơ tim: Là cấp cứu nội khoa thường xuất hiện khi cơ tim bị thiếu máu trầm trọng với diễn tiến nhanh, đột ngột. Và để lại nhiều di chứng nặng nề nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời, do một phần tế bào cơ tim đã bị chết hoàn toàn khi tắc nghẽn mạch vành.
- Suy tim: Khi lượng máu tới cơ tim giảm dần cùng với hậu quả sau nhồi máu cơ tim là các sẹo tim, vùng cơ tim khỏe mạnh phải tăng co bóp để cung cấp đủ máu cho toàn bộ cơ thể nhưng nó lại không được nuôi dưỡng đầy đủ, lâu dần sẽ giảm dần chức năng và dẫn tới suy tim..
- Loạn nhịp tim: Việc cung cấp thiếu máu hoặc sự tổn thương của các tế bào cơ tim có thể làm ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của các tín hiệu điện trong tim, gây nhịp tim bất thường.
5.BỆNH CÓ NGUY HIỂM KO?
Bệnh xơ vữa động mạch không xuất hiện ngay tức khắc mà thường tiến triển âm thầm. Ở những giai đoạn đầu bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng. Chỉ khi động mạch bị tắc nghẽn nhiều khiến máu không cung cấp đủ đến các cơ quan và mô, các triệu chứng mới xuất hiện.
Nguy hiểm hơn, một khối máu đông khi đi vào khu vực mạch bị hẹp sẽ làm tắc hoàn toàn hoặc chậm quá trình vận chuyển máu, gây ra cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Sự thoái hóa của các tế bào làm giảm khả năng chuyển hóa, gây ra tình trạng tích tụ mỡ thừa, làm tăng lipid máu. Không chỉ vậy, khả năng đàn hồi của mạch máu cũng suy giảm khi tuổi tác tăng lên, làm lòng mạch bị xơ cứng lại.
6. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Những người bị béo phì thường là do tình trạng rối loạn chuyển hóa gây ra, là yếu tố nguy cơ tăng xơ vữa mạch máu
Hút thuốc lá làm tổn thương các thành mạch máu, làm giảm mức HDL – Cholesterol trong máu, làm tăng cholesterol xấu, dần hình thành các mảng xơ vữa.
Bệnh tiểu đường, bệnh thận, suy giáp làm ảnh hưởng đến con đường chuyển hóa lipid máu, gây xơ vữa động mạch. Nguy hiểm hơn, ở những người tiểu đường lại không hề có triệu chứng rõ ràng có thể phát hiện từ sớm.
7. PHÒNG NGỪA
– Ăn uống lành mạnh, chế độ ăn ít chất béo, giàu chất xơ và vitamin
– Sử dụng chất béo tốt từ thực vật và các loại cá
– Tập thể dục phút mỗi ngày với các bài tập phù hợp cho thể trạng của bản thân
– Lên kế hoạch giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì
– Điều trị các bệnh lý liên quan, chẳng hạn như cao huyết áp, tiểu đường
8. CHẨN ĐOÁN
Tùy thuộc vào kết quả khám lâm sàng, bác sỹ có thể đề nghị một hay nhiều xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra lượng cholesterol máu và đường huyết, hai yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.
- Điện tâm đồ: Ghi lại tín hiệu điện đi qua tim để xác định bằng chứng của cơn đau tim.
- Thử nghiệm gắng sức: Nhằm kiểm tra chức năng tim khi bạn vận động, hoạt động.
- Các chẩn đoán hình ảnh như:
Siêu âm Doppler mạch máu để phát hiện huyết khối
X-quang động mạch vành để xác định đoạn động mạch bị thu hẹp.
Chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ để kiểm tra hình ảnh động mạch, giúp phát hiện độ thu hẹp các động mạch lớn và canxi hóa thành động mạch.
9. ĐIỀU TRỊ
Điều trị xơ vữa động mạch gồm các phương pháp: thuốc, điều trị can thiệp hoặc phẫu thuật.
- Thuốc: Sử dụng thuốc điều trị có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của mảng xơ vữa và ngăn ngừa biến chứng như thuốc hạ cholesterol, chống huyết khối, hạ huyết áp, giảm tiêu thụ oxy của cơ tim…
- Điều trị can thiệp: Nong mạch và đặt stent là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất để khơi thông dòng máu và được thực hiện khi xơ vữa chiếm hơn 70% hoặc đã gây ra các biến chứng. Người sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh về tim, phổi không thực hiện được phương pháp này.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch: Sử dụng trong trường hợp động mạch tổn thương nhiều chỗ, can thiệp bằng nong mạch và đặt stent không có tác dụng. Bác sỹ phẫu thuật sẽ sử dụng một đoạn mạch lấy từ một phần khác trong cơ thể bạn nối qua động mạch bị tổn thương, dòng máu sẽ di chuyển qua đoạn mạch mới này.
10. CÂU HỎI HAY GẶP
1. Bệnh nên ăn uống ntn?
***Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ mạch máu, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Các thực phẩm này bao gồm:
– Các loại rau củ quả: Trong đó tốt nhất là rau cải, bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, rau lá xanh, củ cải đường, cà rốt, hành tây, đậu hà lan, rau xà lách, nấm, rau biển, các cây họ bí…
– Trái cây: Cam, quýt, bưởi là những ưu tiên hàng đầu. Đối với người mắc kèm bệnh tiểu đường thì nên hạn chế những loại hoa quả như mít, sầu riêng, vải, nhãn,…vì chúng chứa nhiều đường.
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạt: Tiêu biểu là bột yến mạch, gạo lứt, hạnh nhân, hạt điều…
– Trà xanh: Phổ biến nhất là trà ô long, trà đen…
– Các sản phẩm sữa tươi: Nên chọn các sản phẩn đã tách béo, sữa chua không đường
– Rượu vang đỏ: Loại rượu này có tác dụng nhất định nếu uống ở mức vừa phải
Theo các khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh xơ vữa mạch vành nên ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
*** Nhóm thực phẩm giúp giảm cholesterol máu
Cholesterol xấu trong máu là một trong những tác nhân chính gây ra xơ vữa mạch vành. Để giảm lượng cholesterol, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như:
– Các loại hoa quả: Táo, lê, cam, bơ,… là những lựa chọn hàng đầu
– Các loại đậu: Có thể sử dụng đậu đỏ, đậu hà lan, đậu xanh,…
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, yến mạch, các loại đậu…
– Các loại rau xanh có độ nhớt: Tiêu biểu là mồng tơi, rau đay,…
Ngoài ra, Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo trong khẩu phần ăn của những người mắc bệnh này, chất béo chỉ nên chiếm khoảng 30% calo (tính theo số cân nặng của cơ thể cần). Tuy nhiên, không nên giảm hàm lượng chất béo xuống quá 10%. Thay vào đó, mỗi ngày nên bổ sung khoảng 25 – 30 gram chất xơ.
*** Nhóm thực phẩm giúp tăng khả năng lưu thông máu
Việc lưu thông máu có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng cũng như giảm các biến chứng của bệnh mạch vành.
Theo các chuyên gia, các loại gia vị, trái cây có chứa nhiều salicylate sẽ giúp ngăn ngừa được quá trình tạo các huyết khối, thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn.
Các thực phẩm giúp cải thiện tuần hoàn máu bao gồm:
– Trái cây: Nho, dâu tây, việt quất…
– Thảo mộc và gia vị: Húng quế, ớt, bột cà ri, gừng, hương thảo, cỏ xạ hương, bột quế, củ nghệ…
2. Bệnh nên kiêng gì?
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật và các loại chất béo xấu có trong bánh quy, bánh nướng, thịt đỏ. Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng chứa khá nhiều chất béo, làm tăng cholesterol và tăng sự hình thành của các mảng bám lên thành mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.mayoclinic.org
http://www.webmd.com
http://www.drugs.com