1. XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH LÀ GÌ?
Động mạch cảnh là động mạch có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải mà ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ. Ở mỗi bên, động mạch cảnh gồm đoạn động mạch cảnh chung, sau đó chia thành động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài. Động mạch cảnh trong đưa máu chủ yếu vào não.
Xơ vữa động mạch cảnh là hiện tượng tích tụ các mảng chất béo trong lòng động mạch cảnh. Các mảng bám này bao gồm cholesterol, can xi, mô sợi và các mảnh vụn tế bào khác tụ tập lại ở vị trí tổn thương trong lòng động mạch.
Con số thống kê về bệnh
Sự hình thành các mảng xơ vữa do tích tụ cholesterol trong động mạch cảnh thường tiến triển trong thời gian dài, có thể tới hàng chục năm. Nó xảy ra ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất là ở những người ngoài 45. Nhóm có nguy cơ cao là những người hút thuốc lá, bị tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tiểu đường hoặc trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch. Tuổi càng cao, các mảng xơ vữa động mạch càng nhiều, độ hẹp càng tăng và rất dễ mắc nhiều biến chứng.
Điều đáng lo ngại là trên bề mặt của những mảng xơ vữa hay hình thành những cục máu đông, gọi là huyết khối thành mạch. Chúng có thể vỡ ra thành nhiều mảng, di chuyển từ cổ lên não hoặc đọng lại, lớn dần lên gây thiểu năng tuần hoàn não, tắc mạch, tai biến mạch máu não tạm thời hoặc nhồi máu não. Người ta nhận thấy khoảng 20-30% số trường hợp nhồi máu não là do xơ vữa động mạch cảnh, và ngược lại, khoảng 1/3 bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh từ 80% trở lên đều mắc tai biến mạch máu não. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người hẹp động mạch cảnh dưới 80% là không đến 1%
2.NGUYÊN NHÂN
- Cao huyết áp: Việc tăng áp lực lên thành động mạch có thể làm chúng bị yếu đi và dễ bị tổn thương.
- Hút thuốc: Chất nicotine trong thuốc có thể kích thích lớp áp trong của động mạch. Hút thuốc cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp.
- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo, làm bạn tăng khả năng bị tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
- Tăng mức mỡ máu: Tăng mức cholesterol LDL (lipoprotein nồng độ thấp) và triglyceride, một loại mỡ máu, làm tăng sự tích tụ của các mảng bám.
- Tiền căn gia đình: Nguy cơ bệnh động mạch cảnh sẽ tăng cao nếu bạn có người thân bị xơ vữa động mạch hoặc bệnh động mạch vành.
- Tuổi tác: Theo tuổi tác động mạch trở nên kém giãn nở và dễ bị tổn thương.
- Béo phì: Tăng cân làm tăng khả năng bạn bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch và tiểu đường.
- Ngưng thở khi ngủ: Bị ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng khả năng bạn bị đột qụy.
- Thiếu vận động: Điều này góp phần làm tổn thương động mạch, bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì.
Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu lên não gây thiếu máu não. Khi động mạch cảnh bị xơ vữa thì thường các mạch máu khác trên cơ thể như mạch vành, mạch máu ngoại biên có thể cũng đã bị “chung cảnh ngộ”.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Nếu động mạch cảnh chỉ tắc hẹp nhẹ thì người bệnh gần như không cảm nhận thấy triệu chứng gì. Khi mảng xơ vữa gây tắc hẹp đủ lớn, lượng máu đến nuôi não đã giảm đi đáng kể và gây ra các triệu chứng như sau:
- Tê bì, mất cảm giác ở một bên cơ thể; cảm nhận thường rõ nhất ở 1 bên mặt hoặc 1 bên tay, chân.
- Khó nói, diễn đạt không rõ ràng.
- Đột ngột mất thị lực ở 1 hoặc 2 mắt; nhìn song thị (nhìn đôi, nhìn ba).
- Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
- Đau đầu đột ngột, dữ dội.
- Khó thở, thở dốc.
- Khó nuốt.
Nếu triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua từ vài phút đến vài chục phút thì đó là biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài trong nhiều giờ thì rất có thể là dấu hiệu của đột quỵ não. Bạn cần ngay lập tức đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra kịp thời, ngay cả khi triệu chứng đã biến mất thì bạn cũng không được chủ quan vì cơn đột quỵ vẫn có thể xảy ra bất kì lúc nào.
4. BIẾN CHỨNG
Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là biến chứng nguy hiểm nhất của xơ vữa động mạch cảnh. Theo thống kê có khoảng 30% người bị xơ vữa động mạch cảnh gặp phải rủi ro này. Nguyên nhân gây đột quỵ não là do mảng xơ vữa phát triển quá dày và nứt vỡ, cục máu đông sẽ nhanh chóng hình thành tại đó để sửa chữa vết thương. Dưới áp lực của dòng máu, cục máu đông có thể vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ di chuyển đến những động mạch não nhỏ hơn và gây tắc nghẽn hoàn toàn. Kết quả là một vùng não bộ không nhận được máu nuôi dưỡng sẽ chết đi. Tình trạng này còn được gọi là nhồi máu não.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Với những người may mắn qua khỏi, tai biến mạch máu não cũng sẽ để lại những di chứng về vận động (giảm sự linh hoạt của các chi), thay đổi vị giác, liệt mặt, liệt nửa người… gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của họ.
5. BỆNH CÓ NGUY HIỂM KO?
Các mảng xơ vữa khi mới hình thành chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sự vận chuyển của máu lên não. Nhưng theo thời gian, sự tích tụ các chất càng nhiều, các mảng xơ vữa càng tăng dần về kích thước. Chúng chiếm phần lớn hoặc hết toàn bộ diện tích lòng mạch, gây giảm lưu lượng máu lưu thông đến não. Không chỉ thu hẹp lòng mạch, những mảng xơ vữa này còn khiến thành động mạch trở nên cứng, giảm khả năng đàn hồi của thành mạch.
Sự sụt giảm oxy và các chất dinh dưỡng trong máu ảnh hưởng đến hoạt động của các cấu trúc não có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Trong đó, rõ nét nhất là tai biến mạch máu não.
Các thống kê cho thấy, có khoảng 20-30% số trường hợp nhồi máu não là do xơ vữa động mạch cảnh. 1/3 bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh từ 80% trở lên đều mắc tai biến mạch máu não.
Sự tồn tại của các mảng xơ vữa kéo theo sự tắc nghẽn của dòng máu, dẫn đến sự hình thành các huyết khối. Khi các huyết khối này vỡ ra, chúng có thể di chuyển từ cổ lên não. Một số đọng lại, lớn dần lên gây những biến chứng nguy hiểm như: Thiểu năng tuần hoàn não, tắc mạch máu não, tai biến mạch máu não tạm thời, nhồi máu não.
6. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Bệnh động mạch cảnh có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào những thường gặp phải ở những đối tượng sau:
– Những người lớn tuổi: Tuổi càng lớn thì tỉ lệ mắc bệnh của động mạch cảnh càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh động mạch cảnh trong độ tuổi 50 đến 59 chỉ là 1%, nhưng có đến 10% người từ 80 đến 89 tuổi bị bệnh này.
– Những người thường xuyên hút thuốc
– Những người bị dư thừa cholesterol
– Người mắc bệnh cao huyết áp
– Người mắc chứng phình mạch cảnh và loạn sản sợi cơ (fibromuscular dysplasia)
– Người bị bệnh tiểu đường
– Người có tiền sử gia đình về xơ vữa động mạch ở động mạch cảnh hoặc các vị trí khác
7. PHÒNG NGỪA
– Không hút thuốc lá.
– Giữ cân nặng ở mức ổn định.
– Kiểm soát lượng cholesterol và chất béo trong chế độ ăn hằng ngày.
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là các loại rau quả chứa nhiều kali, folate và các chất chống oxy hóa.
– Ăn ít muối, khoảng 1,5 gram muối mỗi ngày.
– Luyện tập thể dục thường xuyên để giảm cân, kiểm soát tốt đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường.
– Uống ít cồn
– Điều trị hiệu quả các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp.
8. CHẨN ĐOÁN
Các phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch cảnh là:
- Khám lâm sàng: Động mạch cảnh nằm rất nông dưới da nên bác sỹ có thể sờ nắn động mạch cảnh để phát hiện mảng xơ vữa.
- Siêu âm động mạch cảnh: giúp tìm kiếm vị trí mảng xơ vữa và cục máu đông trong động mạch cảnh.
- Chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ: cho hình ảnh bên trong các động mạch cảnh với độ chính xác cao. Phương pháp này còn được dùng để phát hiện các trường hợp đột quỵ do những cục máu đông rất nhỏ nằm trong não.
- Chụp mạch số hóa xóa nền DSA: cung cấp thông tin chính xác nhất về sự tắc nghẽn bên trong động mạch cảnh.
9. ĐIỀU TRỊ
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc điều trị xơ vữa động mạch nói chung và xơ vữa động mạch cảnh nói riêng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh nguy cơ gặp các tác dụng phụ khiến tình trạng tắc mạch, thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp, đồng thời hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu như aspirin, statins,… Sử dụng theo liều dùng được bác sĩ chỉ định, không nên lạm dụng để tránh các rủi ro gây hại sức khỏe.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định nhằm giúp người bệnh loại bỏ mảng xơ vữa trên thành động mạch, ngăn chặn sự tắc nghẽn dòng chảy của máu lên não gây tai biến. Trường hợp cần phẫu thật là người bị hẹp động mạch cảnh quá nghiêm trọng, các triệu chứng lâm sàng quá nặng nề.
Phẫu thuật, nong động mạch chủ khai thông dòng chảy của máu
Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật nong mạch để tránh tắc mạch ảnh hưởng đến dòng chảy của máu. Phương pháp đáp ứng mục tiêu khai thông mạch, tránh biến chứng tại não đe dọa tính mạng. Bệnh nhân sau đó có thể được chỉ định dùng kèm thuốc sau khi từ bệnh viện về nhà.
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc, phẫu thuật can thiệp điều trị xơ vữa động mạch cảnh, người bệnh nên tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về các biện pháp chăm sóc tại nhà. Theo đó, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc lá, kiêng uống thức uống chứa cồn, chất kích thích để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt hơn.
Duy trì mức cân nặng hợp lý, không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn quá béo, quá mặn,…
Lựa chọn thực phẩm phù hợp, ăn những món tốt cho sức khỏe.
Tập thể dục, vận động, thư giãn tinh thần, không áp lực, căng thẳng kéo dài. Nên ngủ đủ để cơ thể phục hồi tốt hơn.
Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa sớm.
Xơ vữa động mạch cảnh là một trong những vấn đề nguy hiểm, có khả năng biến chứng cao. Trường hợp không phát hiện, mảng xơ vữa dày có thể làm tắc mạch khiến bệnh nhân đối diện nhiều rủi ro. Do đó, bạn cần theo dõi và chủ động khám chữa sớm.
10. CÂU HỎI HAY GẶP
1. Bệnh nên ăn uống ntn?
Thay đổi lối sống có thể hạn chế sự hình thành mảng bám cũng như giúp tiêu biến mảng xơ vữa bằng cách:
Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, thịt trắng, hoa quả nhiều màu sắc
Thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày
2. Bệnh nên kiêng gì?
Hạn chế hút thuốc lá, chất kích thích, rượu bia
Hạn chế dùng đồ ăn nhiều dầu mỡ
Hạn chế các loại thịt đỏ
Giảm bớt lượng muối trong mỗi bữa ăn, chỉ khoảng 1.5gam muối mỗi ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.webmd.com/heart-disease/carotid-artery-disease-causes-symptoms-tests-and-treatment