1. SỐT LÀ GÌ?
Sốt thường là do cơ thể bị nhiễm trùng, sau chích ngừa hoặc có thể gặp phải những triệu chứng ban đầu cũng những dạng bệnh bị kí sinh trùng như sốt rét, sốt xuất huyết. vVà có thể kéo dài từ 2-3 ngày.
Sốt không phải là một triệu chứng xấu trừ khi sốt quá cao hoặc kéo dài quá lâu, làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Điều quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân của sốt. Sốt có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng nhưng đó không loại bỏ được bệnh bằng cách hạ sốt.
2. NGUYÊN NHÂN
Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Sốt thường xảy ra do:
- Cảm cúm, viêm họng, thủy đậu hoặc viêm phổi
- Phản ứng phụ của một số loại thuốc
- Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời
- Sốc nhiệt
- Bệnh khớp dạng thấp – trong bệnh xơ nang gây sưng và đau khớp, mô xung quanh khớp và
- các cơ quan của cơ thể
- Ngộ độc thực phẩm
- Rối loạn hormone như bệnh cường giáp
- Mọc răng ở trẻ nhỏ
- Có khối u ác tính
- Sau khi dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp hay thuốc chống co giật
- Sau khi tiêm vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, phế cầu hoặc chủng ngừa Covid – 19…
Một số trường hợp dấu hiệu sốt xuất hiện không rõ nguyên nhân, sẽ được kết luận nếu bạn bị sốt trên 3 tuần và sau khi đánh giá toàn diện bác sĩ vẫn không thể tìm được nguyên nhân chính xác.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Triệu chứng của bệnh sốt thường rất dễ phát hiện như:
Theo dõi nhiệt độ cơ thể qua nhiệt kế: Cơ thể bắt đầu nóng lên cỡ 38 độ trở lên. Tuy nhiên trong trường hợp sốt trên 40 độ thì cần nên gặp bác sĩ gấp để điều trị kịp thời
Xuất hiện những dấu hiệu mất nước: Khi cơ thể nóng lên, lượng nước trong người trong người cũng sẽ giảm dẫn khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu, khô miệng, táo bón. Ngoài ra mất nước cũng sẽ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe như nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Bệnh nhân còn sẽ cảm thấy đau cơ do mất nước, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng hôn mê nếu như tình trạng sốt quá cao và có thể có nguy cơ tổn thương đến não.
Ngoài việc tăng thân nhiệt, những triệu chứng sốt thường gặp khác là:
- Cảm thấy lạnh khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế
- Run, rùng mình
- Da sờ thấy nóng
- Đau đầu
- Đau cơ
- Chán ăn
- Mất nước (đi tiểu ít, mắt trũng sâu, không có nước mắt)
- Mệt mỏi, suy yếu
- Trầm cảm
- Khó tập trung
- Buồn ngủ
- Đổ mồ hôi
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị sốt có thể dẫn tới co giật.
4. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Sốt ở người lớn rất phổ biến và được xem như là một phần quan trọng của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Vì khi thân nhiệt tăng lên, vi khuẩn và virus sẽ khó sống hơn. Sốt cũng kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bất kì ai cũng có thể bị sốt ở một thời điểm nào đó.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao có thể gây nguy hiểm cho bạn.
5. PHÒNG NGỪA
Một số cách tại nhà sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng này tốt hơn:
Giữ vệ sinh tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus phát triển, bao gồm: rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bất kỳ ai khi bị nhiễm trùng cũng nên tránh tiếp xúc với người khác trong một thời gian để hạn chế virus lây lan. Người chăm sóc bệnh nhân nên thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà bông.
Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống với người đang bị sốt.
Mặc đồ rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để nhiệt có thể thoát ra ngoài.
Nghỉ ngơi nhiều hơn trong phòng ngủ có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.
6. CHẨN ĐOÁN
Dấu hiệu bị sốt thường khá rõ ràng và việc chẩn đoán đơn giản chỉ bằng cách đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhân. Trẻ em và người lớn bị sốt nếu:
- Nhiệt độ trong miệng cao hơn 37,7oC
- Nhiệt độ trực tràng (hậu môn) hơn 38oC
- Nhiệt độ dưới nách cao hơn 37,2ºC
- Khi đo nhiệt độ, bạn cần phải đảm bảo cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi vì các hoạt động có thể làm cơ thể nóng lên.
7. ĐIỀU TRỊ
Cách hạ sốt nhanh nhất trong mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn, virus là dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin để làm giảm các triệu chứng khó chịu. Trẻ em và trẻ vị thành niên không nên uống thuốc aspirin vì có thể dẫn đến hội chứng Reye. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn như viêm họng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh.
Tuy nhiên, thuốc hạ sốt không giúp ích cho những trường hợp bị sốc nhiệt hoặc tập luyện quá sức. Vì thế, nếu bạn bị sốc nhiệt, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Lưu ý rằng thực tế đã chứng minh miếng dán hạ sốt không có hiệu quả.
Lau người
Bạn có thể lấy khăn ấm lau người để giúp việc hạ sốt được nhanh hơn. Nhiệt độ ấm giúp lỗ chân lông giãn nở, thông thoáng để nhiệt mau chóng thoát ra ngoài. Cách này đặc biệt hữu ích với trẻ em. Vị trí lau tốt nhất là bẹn, nách, lòng bàn tay và bàn chân.
Bổ sung loại nước
Khi sốt, bạn thường bị đổ mồ hôi rất nhiều. Vì vậy, nên bổ sung nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước cũng là cách hạ sốt tại nhà rất quan trọng. Hãy uống nhiều nước hơn, có thể là nước lọc hoặc nước bổ sung chất điện giải như oresol.
Có thể uống một số món nước khác khi bị sốt như:
Nước cam ép hoặc nước chanh: Tương tự nước dừa, bên trong nước chanh hoặc nước cam ép đều rất giàu vitamin C để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục nhanh chóng hơn.
Trà gừng: Gừng là một thực phẩm có tác dụng chống viêm nhiễm tốt cũng như làm giảm cảm giác buồn nôn khi cơ thể mệt mỏi. Vì thế nên trà gừng cũng là một lựa chọn thích hợp để dùng khi bị sốt.
Nước ép rau diếp cá: Theo y học dân gian thì rau diếp cá có công dụng cao trong việc giải nhiệt, hạ sốt. Ngoài ra, rau diếp cá cũng có chứa nhiều vitamin C rất có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, mùi vị của món nước này khá tanh, do đó bạn cần phải lưu ý khi cho trẻ nhỏ uống.
Ăn thực phẩm lỏng, mềm
Người bị sốt nên ăn những thức ăn dễ tiêu, lỏng, mềm như cháo, súp, cơm nhão; tránh đồ nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu. Nếu thấy chán ăn, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Hãy nhớ rằng chỉ khi nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng thì cơ thể mới mau chóng bình phục.
8. CÂU HỎI HAY GẶP
Sốt uống nước dừa được không? Nên và không nên làm gì khi bị sốt?
Nước dừa là một thức uống giàu chất điện giải, vitamin C, kali, glucose,… rất tốt cho người đang bị sốt. Trong đó, vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, còn Kali giúp cơ thể giữ nước và nhanh chóng lấy lại năng lượng. Nhiều chuyên gia cũng khuyên nên uống nước dừa khi bị sốt, khi bị bệnh nhẹ hoặc sau tập thể dục để bù nước và điện giải bị mất đi.
Bên cạnh đó, nước dừa chứa rất ít calo và đường, những người thừa cân, bệnh tiểu đường,… khi bị sốt cũng có thể sử dụng nước dừa mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe chung.
Do đó, với câu hỏi “bị sốt uống nước dừa được không” thì câu trả lời là hoàn toàn có! Bên cạnh hạ sốt thì thức uống này còn có nhiều điểm cộng khác dành cho sức khoẻ như:
Chống lão hoá: Nước dừa có chứa chất chống oxy hoá sẽ hạn chế ung thư và ngăn ngừa lão hoá da hiệu quả.
Giảm cân: Nước dừa có nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng chất béo và đường lại rất thấp. Do đó, bạn có thể thoải mái thưởng thức món nước này mà không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, nước dừa còn tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp bạn đốt cháy chất béo nhanh hơn. Vậy nên, đây sẽ là một lựa chọn thiết thực cho những người đang có chế độ ăn giảm cân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://hellobacsi.com/suc-khoe/kien-thuc-suc-khoe/sot-uong-nuoc-dua-duoc-khong/