Bệnh ung thư máu là bệnh khá phức tạp do đó mà cho tới ngày nay khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được căn nguyên chính xác của bệnh này. Vì vậy mà bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao
Khác với các loại bệnh ung thư khác, ung thư máu phổ biến hơn ở trẻ em, điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn và tỉ lệ tử vong cao. Mỗi năm, thế giới ghi nhận tới hơn 300.000 ca mắc mới và tới 220.000 người chết vì ung thư máu.
1. UNG THƯ MÁU LÀ GÌ?
Ung thư máu hay còn được gọi là ung thư huyết học. Căn bệnh này bắt đầu từ tủy xương – mô xốp bên trong xương và là nơi sản xuất máu. Ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu bất thường bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát, làm gián đoạn chức năng của các tế bào máu bình thường.
Bệnh ung thư máu (hay còn có tên gọi khác là bệnh Leucemia) là tình trạng khi các tế bào bạch cầu phát triển bất bình thường. Một trong những điều kiện tiên quyết có thể giúp kéo dài sự sống của người mắc bệnh Ung thư máu chính là việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cơ thể chúng ta có 3 loại tế bào máu là:
1. Các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng như một phần của hệ thống miễn dịch
2. Các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô và cơ quan của cơ thể và mang carbon dioxide đến phổi để bạn có thể thở ra.
3. Tiểu cầu giúp đông máu khi cơ thể bị thương.
Bệnh ung thư máu sẽ khiến cho khả năng chống lại nhiễm trùng và sản xuất các tế bào máu mới suy giảm làm ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng.
Các loại ung thư máu phổ biến:
1. Bệnh bạch cầu
Đây là một loại bệnh ung thư của các mô tạo máu trong cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh bạch cầu thường liên quan đến các tế bào bạch cầu – đây được xem là những chiến binh chống nhiễm trùng mạnh mẽ. Ở trạng thái bình thường các tế bào bạch cầu sẽ phát triển và phân chia một cách có trật tự. Nhưng ở những người bị bệnh, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường và không không có khả năng chống nhiễm trùng cơ thể.
2. Lymphoma (Ung thư hạch)
Lymphoma là thuật ngữ chung cho các bệnh ung thư phát triển trong hệ thống bạch huyết. Hệ thống bạch huyết được tạo thành từ một mạng lưới rộng lớn bao gồm các mạch tương tự như mạch máu và phân nhánh đến tất cả các mô của cơ thể. Các mạch này chứa bạch huyết là một chất lỏng không màu, chứa các tế bào bạch huyết có khả năng chống nhiễm trùng. Các tế bào này bảo vệ chúng ta bằng cách tạo ra các kháng thể và tiêu diệt các vi sinh vật có hại như vi khuẩn và vi rút.
Ung thư hạch bắt nguồn từ việc phát triển tế bào lympho B và tế bào lympho T của bạch cầu trải qua một sự thay đổi ác tính. Điều này có nghĩa là chúng nhân lên mà không có bất kỳ thứ tự thích hợp nào, tạo thành các khối u của tế bào ung thư. Những khối u này gây sưng tấy ở các hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể.
3. U tủy
U tủy là một bệnh ung thư của các tế bào plasma, chúng phát triển khi các tế bào huyết tương trải qua một sự thay đổi thành ung thư hoặc ác tính. Các u tủy sẽ nhân bản một cách xáo trộn và tạo thành các tập hợp được gọi là khối u tích tụ ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các khối u này tiết ra hóa chất kích thích các tế bào tủy xương khác (tế bào hủy xương) để loại bỏ canxi khỏi xương. Kết quả là xương có thể trở nên yếu hơn, giòn hơn và dễ gãy hơn.
2. NGUYÊN NHÂN
Hiện nay, bệnh ung thư máu vẫn chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên sẽ có một số yếu tố tác động làm tăng khả năng mắc bệnh. Các nguyên do này đến từ:
- Tuổi tác cao
- Giới tính
- Sắc tộc
- Tiền sử gia đình
- Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ hoặc hóa chất
- Liên quan đến một số tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ung thư máu thường gặp bao gồm:
- Sốt, ớn lạnh không rõ nguyên do
- Mệt mỏi dai dẳng dẫn đến suy nhược cơ thể
- Chán ăn, buồn nôn
- Sụt cân liên tục
- Đổ mồ hôi đêm
- Đau xương, khớp
- Khó chịu ở bụng
- Nhức đầu
- Khó thở
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Các vết thương trên da khó lành lại
- Da ngứa hoặc phát ban trên da
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc bẹn
4. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường có chứa nhiều chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại, ví dụ như công nhân nhà máy, thợ nhuộm, công nhân nhà máy năng lượng hạt nhân, chế tạo linh kiện điện tử,... Những trường hợp này có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu.
- Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao ở người bị đột biến nhiễm sắc thể.
- Người sử dụng một số loại thuốc để diệt tế bào ung thư cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
- Trẻ nhỏ mắc hội chứng Down bẩm sinh.
- Người hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên.
- Người có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh ung thư máu.
5. PHÒNG NGỪA
Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của các bệnh ung thư máu. Nhưng bạn có thể ngăn ngừa ung thư máu bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với bức xạ, hóa chất như thuốc trừ sâu
- Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức
- Xây dựng lối sống lành mạnh
- Ăn uống đủ chất
- Luyện tập thể thao thường xuyên
6. CHẨN ĐOÁN
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và triệu chứng cụ thể của những người bệnh khác nhau mà sẽ được chỉ định tiến hành các xét nghiệm ung thư máu khác nhau.
1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm không quá phức tạp và thường được áp dụng để chẩn đoán và theo dõi bệnh ung thư máu. Thông thường, nhân viên y tế sẽ sử dụng kim tiêm để lấy một lượng máu tĩnh mạch vừa đủ, sau đó gửi đi phân tích ở phòng xét nghiệm.
Một số loại xét nghiệm máu thường được áp dụng như:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Ở xét nghiệm này, số lượng của các loại tế bào trong máu (như tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu) đều được đo lường và ghi lại bằng máy móc chuyên dụng. Trường hợp số lượng tế bào ghi nhận được cao hoặc thấp hơn nhiều so với mức bình thường thì mẫu máu sẽ được tiếp tục kiểm tra dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm kiểm tra sàng lọc nhiễm virus/nhiễm trùng
Chỉ khi bác sĩ nắm được rõ về tình hình sức khỏe của người bệnh thì mới có thể có phương hướng điều trị thích hợp và hiệu quả. Vì vậy mà người bệnh mắc ung thư máu cũng cần làm xét nghiệm viêm gan B, C và HIV. Nếu người bệnh có nhiễm một trong số những virus kể trên thì cần điều trị những bệnh đó và ung thư máu đồng thời.
- Xét nghiệm ure và chất điện giải
Bác sĩ cần kiểm tra tình hình chức năng của thận để có thể chỉ định những liều thuốc phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến thận, đặc biệt đối với những người có chức năng thận yếu.
2. Sinh thiết tủy xương
Sinh thiết tủy xương là phương pháp mà bác sĩ kiểm tra mẫu khoang tủy xương nhỏ bằng kính hiển vi để xác định xem có tế bào nào bất thường hay không. Bằng cách tiến hành sinh thiết tủy xương, bác sĩ có thể nắm được các tế bào ung thư hiện đang gây ảnh hưởng đến cơ thể ở mức độ nào.
Lấy mẫu sinh thiết tủy xương tuy diễn ra khá nhanh nhưng có thể gây cảm giác đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân đều được gây tê khi lấy mẫu.
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một hoặc nhiều sinh thiết trong trường hợp nghi ngờ người đó mắc ung thư máu.
Ngoài ra, còn có một số xét nghiệm hình ảnh được áp dụng để kiểm tra các triệu chứng của bệnh ung thư máu như: chụp CT, chụp MRI, chụp PET, X-quang, siêu âm,...
7. ĐIỀU TRỊ
Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư máu
“Bệnh ung thư máu có chữa được không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên quá trình điều trị ung thư máu sẽ phụ thuộc vào loại ung thư mà bạn mắc phải. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như tuổi tác, mức độ phát triển của tế bào ung thư, vị trí di căn,… Một số cách điều trị ung thư máu phổ biến cho bệnh bạch cầu, ung thư hạch và đa u tủy bao gồm:
Cấy ghép tế bào gốc: Là phương pháp truyền các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể. Tế bào gốc có thể được lấy từ tủy xương, máu tuần hoàn và máu dây rốn.
Hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc chống ung thư để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị cho bệnh ung thư máu đôi khi liên quan đến việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng nhau trong một phác đồ nhất định. Điều trị này cũng có thể được thực hiện trước khi cấy ghép tế bào gốc.
Xạ trị: Là phương pháp được khuyến khích để điều trị ung thư máu bằng cách sử dụng bức xạ có bước sóng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u. Bức xạ tiêu diệt các tế bào ung thư máu đến não và dịch tủy sống. Xạ trị giúp hạn chế cơn đau ở xương và có thể được thực hiện trước khi cấy ghép tế bào gốc.
8. CÂU HỎI HAY GẶP
Bệnh ung thư máu sống được bao lâu?
Bệnh ung thư máu ảnh hưởng đến cả trẻ em lẫn người lớn và chiếm gần 10% các trường hợp ung thư ở Mỹ mỗi năm. Điều đó có nghĩa là khoảng 178.520 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu trong năm. Trong số những trường hợp này, 34% sẽ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, 48% bị ung thư hạch và 18% bị u tủy.
Trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã giúp cải thiện kết quả điều trị đáng kể cho những người mắc bệnh ung thư máu. Theo Hiệp hội bệnh bạch cầu và ung thư bạch huyết, 66% những người được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu sống được 5 năm hoặc lâu hơn. Tỷ lệ đó tăng lên 75% đối với ung thư hạch không Hodgkin và 89% đối với ung thư hạch Hodgkin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Blood cancers
https://www.cancercenter.com/blood-cancers
Types of Blood Cancer
https://www.webmd.com/cancer/lymphoma/types-and-differences
Blood Cancers
https://www.hematology.org/education/patients/blood-cancers
https://pacificcross.com.vn/vi/ung-thu-mau/
Bên trên là những thông tin tổng quan về căn bệnh ung thư máu, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích.