1. ĐAU HỌNG LÀ GÌ?
Đau họng là đau ở phần họng miệng có hoặc không kèm theo nuốt đau. Có thể đau nhiều khiến bệnh nhân không ăn uống được.
Đau họng là tình trạng đau và khó chịu ở vùng họng. Triệu chứng này thường là biểu hiện của viêm họng, viêm lưỡi gà hoặc thiếu nước khiến niêm mạc họng bị khô. Một nguyên nhân đau họng ít gặp hơn là chấn thương vùng họng. Trong hầu hết các trường hợp, đau họng có thể tự khỏi và không cần đến bác sĩ. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn và nghỉ ngơi, điều trị tại nhà
Đau họng là cảm giác đau, khô hoặc ngứa ở vùng hầu họng. Đau họng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất và là nguyên nhân của hơn 13 triệu trường hợp đến khám mỗi năm.
Đa số những người bị đau họng đều có liên quan đến nguyên nhân nhiễm trùng hoặc các yếu tố ngoại cảnh như không khí khô. Mặc dù khiến người bệnh không thoải mái nhưng đau họng có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Đau họng được chia thành nhiều nhóm khác nhau, bao gồm:
- Viêm hầu họng, liên quan đến khu vực ngay dưới miệng
- Viêm lưỡi gà là tình trạng sưng đỏ lưỡi gà
- Viêm thanh quản, bao gồm cả hai dây thanh âm.
2. NGUYÊN NHÂN
Đau họng do căn nguyên nhiễm trùng; nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Viêm họng amidan
- Hiếm khi, bị áp xe hoặc viêm thanh thiệt cấp; mặc dù không phổ biến, đây là những chẩn đoán quan trọng bởi vì chúng có thể gây tắc nghẽn đường thở.
- Viêm họng amidan
- Viêm họng là chủ yếu là nhiễm virut; một số ít trường hợp là do vi khuẩn gây ra.
- Các virus đường hô hấp (rhinovirus, adenovirus, virus cúm, coronavirus, virus hợp bào hô hấp) là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, nhưng thỉnh thoảng có liên quan đến virus Epstein-Barr (nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân), herpes simplex, nhiễm cytomegalovirus hoặc nhiễm HIV.
- Viêm họng do liên cầu
Một số nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:
Cảm lạnh hoặc cúm. Hầu hết các trường hợp đau họng đều do virus gây ra, xuất hiện sau một đợt cảm lạnh hoặc nhiễm cúm. Thông thường, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như chảy mũi nước, hắt xì hơi, ho, sốt nhẹ và mệt mỏi.
Khá khó để phân biệt giữa cảm lạnh và nhiễm cúm, tuy nhiên người bị cúm có biểu hiện nặng nề hơn như sốt cao và đau cơ. Nếu đau họng do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng điều trị. Thay vào đó, súc họng bằng nước muối ấm và sử dụng các loại thuốc không kê đơn như viêm ngậm và bình xịt là những biện pháp có hiệu quả
Vi khuẩn streptococcus. Đau họng strep là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác đau vùng họng, sưng mủ trắng ở niêm mạc miệng và khẩu cái, sưng hạch bạch huyết vùng cổ và sốt cao. Khi bị đau họng strep, người bệnh không có biểu hiện hắt xì hơi và chảy mũi nước.
Bất kỳ người nào cũng có thể bị đau họng, nhưng trẻ em từ 3 đến 15 tuổi có nguy cơ mắc cao hơn. Ở người lớn, chỉ khoảng 10% đau họng có nguyên nhân do vi khuẩn streptococcus.
Bác sĩ có thể chỉ định test strep nhanh (rapid strep test) bằng cách quét niêm mạc họng sau. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị.
Trào ngược dạ dày thực quản. Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, họng có thể bị kích ứng và đau. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau họng thường bị bỏ qua nhất.
Nếu người bệnh chỉ có duy nhất triệu chứng đau họng thì nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản cần được nghĩ tới. Bệnh nhân mắc chứng trào ngược thường biểu hiện ho khan, gặp vấn đề khi nuốt và cảm giác nghẹn ở vùng họng.
Nếu bị trào ngược, bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi một số thói quen sống như ăn nhiều đạm, ít chất béo, hạn chế sử dụng cà phê và rượu. Người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Dị ứng. Đây là nguyên nhân khiến họng đau mà nhiều người ít nghĩ tới. Nếu nghi ngờ đau họng do các tác nhân dị ứng, hắt xì hơi, chảy nước mũi có thể là các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Chất nhầy từ niêm mạc mũi có thể được dẫn xuống vùng học sau và gây kích ứng.
Không khí khô. Không khí khô làm giảm độ ẩm từ miệng đến họng, gây ra cảm giác khô và ngứa ngáy. Người bệnh dễ bị đau họng do không khí khô trong những tháng mùa đông, khi có sử dụng máy sưởi.
Khói thuốc và hóa chất. Nhiều loại hoá chất khác nhau và những phân tử có trong môi trường bên ngoài có thể gây kích ứng họng, bao gồm:
- Khói thuốc lá
- Ô nhiễm không khí
- Các sản phẩm làm sạch hoặc các hoá chất tẩy rửa
Chấn thương. Bất kỳ một loại chấn thương nào có liên quan đều có thể gây đau họng. Thức ăn mắc kẹt ở vùng cổ cũng có thể gây kích thích.
Nói quá nhiều làm căng hai dây thanh âm và các cơ vùng hầu họng. Vì thế, đau họng cũng có thể xuất hiện sau khi la hét, nói lớn, hoặc hát trong một thời gian dài. Nhiều trường hợp bị đau họng được ghi nhận ở những người làm giáo viên và người hướng dẫn, những nghề yêu cầu nói thường xuyên.
Khối u. Một khối u ở vùng họng, thanh quản hoặc lưỡi là những nguyên nhân hiếm gặp gây đau họng. Nếu họng đau do nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý ác tính, các triệu chứng sẽ không tự thuyên giảm hoặc biến mất sau vài ngày.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Triệu chứng của đau họng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi bị đau họng, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, bỏng rát, khô, kích thích, đau. Những dấu hiệu này tiến triển nặng nề hơn khi người bệnh ăn uống và nói chuyện. Niêm mạc họng và khẩu cái cũng có thể sưng, phù nề và đỏ.
Thỉnh thoảng, các mảng mủ trắng sẽ hiện diện ở niêm mạc miệng và khẩu cái. Dấu hiệu này phổ biến khi bị viêm họng do vi khuẩn streptococcus.
Đi kèm với cảm giác đau họng, người bệnh còn phải trải qua các dấu hiệu như:
- Sung huyết niêm mạc mũi
- Chảy mũi nước
- Hắt xì hơi
- Ho
- Sốt
- Ớn lạnh
- Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
- Khàn tiếng
- Đau nhức cơ toàn thân
- Đau đầu
- Khó nuốt
- Giảm ngon miệng.
Đa số các trường hợp bị đau họng không cần đến khám tại các cơ sở y tế, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, đặc biệt khi có các đặc điểm sau:
Triệu chứng đau họng nặng nề hơn
- Đau họng không giảm sau 3 ngày
- Sốt cao trên 39 độ trên 2 ngày
- Khó thở
- Tiền sử mắc các bệnh lý khác như hen phế quản, bệnh tim mạch, HIV, đái tháo đường hoặc đang mang thai. Những đối tượng này có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng do viêm họng.
4. BIẾN CHỨNG
1. Tại họng: áp-xe, viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, áp-xe thành sau họng (gặp nhiều ở trẻ em).
2. Tại các cơ quan lân cận: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, hay gặp ở trẻ em, nhiều khi khó phát hiện nên dẫn đến các biến chứng khác nguy hiểm, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Tại các cơ quan xa họng: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim...
3. Đối với biến chứng viêm tai giữa: Viêm họng dễ dẫn đến viêm tai do vi khuẩn lan truyền qua đường liên thông từ họng đến lỗ vòi nhĩ và tai giữa. Trẻ em dễ bị viêm tai giữa vì hệ miễn dịch yếu, sụn vòi nhĩ mềm... Viêm tai giữa thường xuất hiện sau viêm họng. Trẻ nhỏ bị viêm tai giữa sẽ quấy khóc, bỏ bú, sốt; nghiêng đầu và quờ tay vào tai.
Trong quá trình tắm rửa hoặc vì một nguyên nhân nào đó mà tai bị va chạm, bé sẽ khóc thét. Cần đưa bé đi khám để bác sĩ can thiệp, dẫn lưu mủ trong tai. Trẻ bị viêm tai giữa, phụ huynh cần chăm sóc cho bé thật kỹ; tái khám để biết chắc chắn bệnh đã khỏi vì nếu chăm sóc không kỹ, bé sẽ bị viêm tai xương chũm.
Bệnh viêm tai xương chũm nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm hồi viêm với triệu chứng sốt cao, hốc hác do nhiễm độc, đau tai, nghe kém, tai có thể chảy mủ. Biến chứng nặng có thể gây tử vong.
4. Đối với biến chứng viêm phổi: Những trường hợp bệnh nhẹ, do không giữ gìn kỹ, người bệnh bị nhiễm lạnh, vi trùng từ đường hô hấp trên sẽ nhanh chóng tiến vào phế quản, phổi. Phổi bị viêm đồng nghĩa với các túi khí (phế nang) sẽ chứa mủ, chất nhầy... gây thiếu ôxy, khó thở, nguy cơ tử vong cao.
5. Biến chứng gây bệnh ở tim, thận và khớp: Có nhiều vi khuẩn gây viêm họng, trong đó, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A (Streptococcus A) khi xâm nhập họng, nếu không được chữa trị triệt để sẽ gây thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận.
5.BỆNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Hầu hết viêm họng là do virus, vi khuẩn hoặc do các yếu tố môi trường như khói bụi, không khí khô. Mặc dù viêm họng gây khó chịu nhưng thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, viêm họng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
6. PHÒNG NGỪA
1. Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp
Tác nhân gây viêm họng có tốc độ lây lan nhanh từ người này sang người khác. Quá trình giao tiếp sẽ khiến các giọt bắn nước bọt hay dịch tiết mũi bay trong không khí. Khi người đối diện hít phải hoặc bị bắn vào mắt sẽ dẫn đến lây nhiễm viêm họng.
Khi gặp người có biểu hiện viêm họng như ho, hắt xì cần thực hiện:
- Giữ khoảng cách.
- Dùng khẩu trang.
- Sát khuẩn tay sau khi tiếp xúc, ho, hắt hơi, trước và sau khi ăn…
2. Luyện tập thể dục thể thao, bổ sung chất dinh dưỡng nâng cao đề kháng
Hơn 90% người mắc các bệnh viêm họng đều do virus. Để ngăn chăn khả năng mắc viêm họng, đòi hỏi một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.
Các bước tăng đề kháng và thể lực để ngừa viêm họng là:
- Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, tăng độ dẻo dai cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất để cơ thể không thiếu hụt cáng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể…
3. Hạn chế các chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia
Niêm mạc cổ họng sẽ bị kích thích khi tiếp xúc với khói thuốc lá và rượu, bia. Cổ họng lúc này sẽ tiết nhiều chất nhờn, tạo thành đờm đặc.
Quá trình này kéo dài sẽ gây viêm, sưng đỏ cổ họng, khò khè và khó nuốt. Các chất kích thích làm suy giảm hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho các tác nhân như virus, vi khuẩn,… tấn công cơ thể.
4. Vệ sinh môi trường sống thường xuyên
Môi trường sống nhiều bụi bẩn và mất vệ sinh là điều kiện tốt cho vi khuẩn, virus,…sinh sôi. Cần thực hiện vệ sinh môi trường sống hằng ngày, giữ không gian nhà cửa thông thoáng. Thường xuyên lau dọn các vật dụng như: bàn phím, điện thoại, điều khiển là cách hữu hiệu để phòng ngừa viêm họng
Ngoài ra khi đi du lịch, nên sát trùng các đồ vật như điều khiển ti vi và điều hòa.
5. Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày
Theo một vài nghiên cứu thống kê, trong khoang miệng con người có thể chứa tới 700 loại vi khuẩn. Đây chính là tác nhân gây nên các bệnh về hô hấp, viêm họng và viêm amidan,…
Miệng và cổ họng sau một ngày ăn nhai và nuốt nhiều thức ăn, từ đó sẽ tích tụ nhiều mảng bám. Nếu không vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, các mảng bám lâu ngày sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng miệng và cổ họng gây viêm.
Các bước vệ sinh răng miệng đúng cách là:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày, ít nhất 2 phút mỗi lần.
- Thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng.
- Xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
6. Giữ ấm cơ thể, và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa
Thời điểm giao mùa và mùa lạnh là lúc cơ thể thay đổi để thích nghi với thời tiết. Bởi vậy mà niêm mạc cổ họng trở nên yếu ớt hơn và dễ bị virus, vi khuẩn,…tấn công.
7. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan,…
Tai mũi họng là các bộ phận thông đến nhau, khi một khu vực bị tổn thương sẽ dễ dàng lây lan qua các vùng khác. Người bệnh cần chú ý khi có biểu hiện mắc các bệnh viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang,…cần đến cơ sở y tế và điều trị sớm nhất có thể để tránh lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
8. Tránh ăn đồ ăn cứng, đồ ngọt, đồ lạnh, cay
Đối với người thường xuyên bị viêm họng, cần cẩn trọng hơn trong sinh hoạt để tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Thực phẩm cứng, đồ ngọt, đồ lạnh hay đồ cay nóng đều dễ kích thích niêm mạng cổ họng yếu ớt, gây sản sinh chất dịch nhờn, tạo thành đờm và môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập tấn công.
9. Đeo khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn
Môi trường không khí chứa nhiều bụi bẩn gây hại cho đường hô hấp. Hiện tượng bụi mịn trong không khí hiện nay đã tăng 4 lần mức cho phép gây nhiều tác hại đến con người.
Người thường xuyên ra đường hay làm việc trong môi trường có nhiều bụi, ô nhiễm không khí cần đeo khẩu trang chuyên dụng, có nguồn gôc xuất xứ rõ ràng, chính hãng. Đeo khẩu trang đúng cách và vệ sinh khẩu trang thường xuyên để bảo vệ đường hô hấp, tránh hít phải các chất độc hại, bụi bẩn.
10. Hạn chế các thói quen gây viêm họng vào mùa hè.
Mùa hè nắng nóng cũng là thời điểm nhiều người mắc viêm họng. Thời tiết nóng khiến nhiều người tìm mọi cách để hạ nhiệt, trong đó có nhiều thói quen gây hại. Cần hạn chế các thói quen này để ngừa viêm họng. Cần hạn chế các thói quen: uống nước đá, bật điều hòa lạnh, quạt gió thẳng đầu, tắm ngay khi vừa đi nắng,…
7. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán đau họng được thiết lập cần dựa trên triệu chứng lâm sàng, thăm khám vùng họng và test strep. Bác sĩ sẽ khai thác thông tin liên quan đến bệnh sử và tiền sử của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ tiến hành sử dụng đèn soi đến thành họng sau, kiểm tra các dấu hiệu sưng tấy và các mảng trắng. Bác sĩ cũng có thể thăm khám vùng cổ và xương hàm để phát hiện tình trạng sưng của các hạch bạch huyết.
Nếu nghi ngờ đau họng do streptococcus, người bệnh sẽ được yêu cầu phết họng để làm xét nghiệm chẩn đoán. Loại xét nghiệm thường được lựa chọn thực hiện là test nhanh phát hiện vi khuẩn cho kết quả sau vài phút và xét nghiệm nuôi cấy bệnh phẩm mất khoảng vài ngày.
Thỉnh thoảng, người bệnh cần phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng khác để tìm ra nguyên nhân gây đau họng. Bác sĩ tai mũi họng sẽ là người thăm khám và điều trị nếu đau họng chưa phát hiện được nguyên nhân hoặc tái phát nhiều lần.
8. ĐIỀU TRỊ
Đa số các trường hợp đau họng có thể được chữa trị tại nhà. Nên để hệ miễn dịch của cơ thể có cơ hội chống lại các tác nhân gây bệnh. Để giảm triệu chứng đau họng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:
Súc họng với dung dịch nước muối pha loãng: Nên pha muối với nước ấm để làm dịu cảm giác khó chịu vùng họng.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng diệt khuẩn, vì thế sẽ giúp làm sạch nhanh vùng mũi, miệng và niêm mạc họng. Nước muối còn có khả năng làm loãng dịch nhầy giúp mũi và họng thông thoáng nhanh hơn. Mỗi ngày súc miệng bằng nước muối ấm ít nhất 3 lần giúp cải thiện tình trạng viêm họng một cách nhanh chóng. Phương pháp này còn rất an toàn cho cả trẻ nhỏ.
Lựa chọn các loại thức uống ấm, như trà nóng với mật ong, nước chanh nóng hoặc nước canh. Các loại trà từ thảo mộc đặc biệt có tác dụng làm giảm đau họng. Mật ong có tính kháng khuẩn cao nên thường được sử dụng để điều trị những bệnh lý về viêm đường hô hấp. Mỗi ngày bạn hãy uống 1-2 ly nước ấm được pha cùng một chút mật ong hoặc ngậm trực tiếp 1-2 thìa cafe mật ong nguyên chất trong vùng miệng rồi nuốt từ từ người bệnh sẽ cảm thấy dịu nhanh những triệu chứng viêm, đau rá
Có thể làm dịu họng bằng việc ăn kem lạnh
Sử dụng các viên ngậm
Sử dụng máy làm ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí xung quanh.
Hạn chế nói cho đến khi các triệu chứng của đau họng cải thiện.
Uống nhiều nước ấm
Nước là một phần thiết yếu của cơ thể chúng ta. Mỗi ngày nên uống khoảng 1,5-2 lít nước giúp cơ thể có thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt với người đang bị viêm họng nên uống nhiều nước ấm bởi vì chúng có khả năng làm loãng và tống dịch nhầy ra khỏi vùng miệng họng rất có hiệu quả.
Hơn nữa việc uống nước ấm khi đang bị viêm họng còn giúp vùng niêm mạc họng không bị kích ứng và bị viêm nhiễm nặng hơn. Làm cân bằng độ ẩm ở niêm mạc hô hấp, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn. Giúp người bệnh cảm thấy trở nên dễ chịu hơn.
Uống trà xanh
Trà xanh chứa hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa cao, có khả năng sát khuẩn, diệt trùng từ đó hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Việc uống nước lá trà xanh mỗi ngày không những giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng viêm họng mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bạn sử dụng một nắm lá trà xanh đem rửa sạch sau đó đun sôi cùng với nước, dùng uống hàng ngày.
Tuyệt đối không nên thêm đá khi đang bị viêm họng và đặc biệt là nên uống tốt nhất khi còn đang ấm. Bạn có thể dùng trà uống thường xuyên, thay cho nước lọc.
Sử dụng chanh tươi
Chanh tươi có chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng rất hiệu quả. Mỗi ngày bạn có thể uống từ 1-2 ly nước chanh tươi được hòa cùng với một chút muối để nâng cao hiệu quả điều trị. Hoặc bạn cũng có thể uống trà nóng kèm theo vài lát chanh tươi và gừng thái lát để giúp triệu chứng viêm họng thuyên giảm nhanh hơn.
9. CÂU HỎI HAY GẶP
Đau họng nhưng không ho, khi nào thì cần đi khám?
Nếu chỉ mới bị đau họng mà không sốt cũng không kèm theo ho thì người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà, sau vài ngày bệnh có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm bởi người bệnh mắc triệu chứng này kéo dài không khỏi hoặc kèm theo những triệu chứng kể sau đây thì nên đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp và một cách kịp thời.
- Thường xuyên bị đau, tức ngực kèm theo khó thở.
- Khạc nhổ ra nhiều đờm kèm theo cả máu.
- Có cảm giác nghẹn ở cổ họng khi nuốt.
- Cơ thể cảm thấy bị mệt mỏi, suy nhược và thiếu sức sống.
Một số lưu ý khi đang bị đau họng
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khi đang bị viêm họng.
- Tốt nhất là nên hạn chế ăn thực phẩm ngọt nhiều đường, đồ ăn cay nóng, khô cứng hoặc chứa nhiều dầu mỡ.
- Khuyến khích uống nước ấm thay cho nước lạnh.
- Tránh ăn những loại đồ ăn gây kích ứng cổ họng như: Vừng, lạc, tôm có vỏ,…
- Tránh tiếp xúc tối đa với những tác nhân dễ gây dị ứng như: Phấn hoa, lông động vật, môi trường nhiều khói bụi,…
- Luôn rửa tay sạch sẽ với xà phòng nhiều lần trong ngày.
- Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách. Chú ý đánh răng vào buổi sáng, buổi tối và sau khi ăn.
- Hãy tắm trước 21h và sau khi tắm không nên ngồi trực diện với gió quạt hoặc gió điều hòa.
- Tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Cho cơ thể bạn thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý. Cân bằng thời gian làm việc cũng như luyện tập thể thao để giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://hongngochospital.vn/dau-hong-khong-ho-la-tinh-trang-gi/