Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.
Một số thống kê cho thấy, tình trạng viêm phế quản phổi vô cùng phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 85% tổng số các bệnh về hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi.
1. VIÊM PHẾ QUẢN LÀ GÌ?
Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm khu trú thành từng mảng ở phế quản và phế nang phổi, có thể ảnh hưởng đến các thùy phổi, làm suy yếu chức năng phổi.
Viêm phế quản được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính. Cụ thể:
Viêm phế quản cấp tính: Ở giai đoạn cấp tính, tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do vi rút.
Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn phát triển xấu đi của thể cấp tính. Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm (đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính). Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài trong thời gian dài (từ vài tháng đến vài năm). Mức độ ảnh hưởng ở giai đoạn mãn tính nghiêm trọng hơn cấp tính nhiều lần.
2. NGUYÊN NHÂN
Viêm phế quản được hình thành chủ yếu do sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, chẳng hạn như Proteus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus aureus.
Bên cạnh nguyên nhân chính là do virus, vi khuẩn, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi như:
Tác động của môi trường: Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc… là những tác nhân phổ biến gây tổn thương đường hô hấp, từ đó gây nên viêm phế quản.
Sức đề kháng kém: Hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương là điều kiện thuận lợi để vi rút tấn công gây bệnh. Đặc biệt, nếu người bệnh đang mắc phải bệnh lý khác như cảm lạnh… Thông thường, người mắc viêm phế quản do nguyên nhân này chủ yếu là đối tượng người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Ảnh hưởng của công việc: Những người làm việc trong môi trường chứa chất kích thích đến phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn những người khác. Nhóm đối tượng này thường là thợ cơ khí, thợ may hoặc công nhân của các nhà máy phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói trong quá trình sản xuất.
Ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược dạ dày: Theo các bác sĩ, trào ngược dạ dày có thể gây ra viêm phế quản nếu người bệnh không can thiệp kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương ống phế quản là do sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua kích thích vùng cổ họng.
Tuổi tác: Những người từ 65 tuổi trở lên và trẻ em từ 2 tuổi trở xuống có nguy cơ bị viêm phế quản phổi cao hơn. Trong trường hợp nhiễm bệnh, nhóm người này cũng có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Lối sống: Những người sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống thất thường hoặc ăn không đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc lá,… cũng dễ mắc các bệnh về phổi hơn so với người bình thường.
Tình trạng sức khỏe: Những người đã hoặc đang dùng thuốc kháng sinh; người vừa phẫu thuật hoặc vừa bị chấn thương gần đây; người mắc các bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, giãn phế quản; người có các vấn đề sức khỏe như bị suy tim, mắc bệnh tiểu đường, mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch; người đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch;… đều có nguy cơ bị viêm phế quản phổi cao hơn.
Thời tiết: Khi thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại, độ ẩm thấp khiến hệ miễn dịch của chúng ta dễ suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến viêm phế quản phổi.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Bệnh nhân thường sẽ gặp phải các triệu chứng bệnh lý sau đây:
Ho: Triệu chứng của bệnh viêm phế quản nổi bật nhất là ho. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng đặc hiệu do nó có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh về đường hô hấp. Dựa trên tiếng ho, bác sĩ có thể phán đoán được người bệnh đang viêm phần nào của đường hô hấp. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng.
Sốt: Người bệnh viêm phế quản sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, sốt cao. Các cơn sốt có thể diễn ra theo cơn hoặc sốt liên tục kéo dài. Một số trường hợp bệnh nhân không xảy ra triệu chứng này.
Tiết đờm: Đờm tiết ra ở đường hô hấp là sản phẩm của phản ứng viêm. Màu sắc đờm của người bệnh mắc viêm phế quản có thể là màu xanh, vàng hoặc trắng.
Thở khò khè: Do lòng phế quản bị thu hẹp nên thành phế quản bị phù nề, co thắt cơ trơn phế quản… Không khí qua khe hẹp ở phế quản sẽ phát ra tiếng khò khè. Tiếng thở khò khè của người bệnh viêm phế quản khác với người bệnh hen phế quản. Cụ thể, khi thử với thuốc khí dung thì bệnh sẽ không đáp ứng hoặc đáp ứng kém hơn hen phế quản.
Một số triệu chứng viêm phế quản khác mà người bệnh cần lưu ý gồm:
- Thở nhanh hơn bình thường, khó thở
- Xuất hiện Rale ẩm
- Đờm di chuyển trong lòng ống phế quản tạo thành tiếng khi không khi lưu thông
- Thay đổi về tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính
- Triệu chứng viêm phế quản phổi
4. BIẾN CHỨNG
Không nên chủ quan với bệnh viêm phế quản phổi bởi việc chậm trễ trong chẩn đoán, điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
1. Suy hô hấp
Khi bị viêm phế quản phổi, quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide hoạt động kém, gây suy hô hấp và khó thở. Người bệnh có thể phải sử dụng máy trợ thở để có thể thở được.
2. Hội chứng suy hô hấp cấp tính
Nghiêm trọng hơn suy hô hấp chính là suy hô hấp cấp tính. Biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị.
3. Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết hay còn được gọi là nhiễm trùng máu là một biến chứng của viêm phế quản phổi do tình trạng viêm, nhiễm trùng gây phản ứng miễn dịch, khiến các cơ quan và mô trong cơ thể bị tổn thương.
Người bệnh viêm phế quản nếu bị nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao.
4. Áp xe phổi
Khi bệnh viêm phế quản phổi diễn biến nghiêm trọng thì có thể khiến các túi dịch chứa mủ tràn vào bên trong phổi, gọi là áp xe phổi.
5. Các biến chứng khác
Tình trạng viêm phế quản phổi còn có thể dẫn đến suy thận, suy tim, nhịp tim không đều,…
5. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Thông thường, người mắc viêm phế quản do nguyên nhân này chủ yếu là đối tượng người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ảnh hưởng của công việc: Những người làm việc trong môi trường chứa chất kích thích đến phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn những người khác.
6. PHÒNG NGỪA
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi
Một số biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi. Cụ thể:
- Nên chủ động rửa tay trước khi ăn, dụi mắt, đưa tay lên mắt mũi miệng,… Ngoài ra, nên rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với người bệnh, cầm nắm các vật dụng – thiết bị công cộng,…
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Tốt nhất nên hạn chế giao tiếp. Người bệnh cũng cần đeo khẩu trang để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.
- Hút thuốc lá có thể gây tổn hại đến phổi, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi cũng như khiến các triệu chứng tăng nặng, nguy cơ gặp biến chứng cao, thời gian phục hồi lâu. Vì thế, nên ngừng hút thuốc lá để tránh nguy cơ mắc viêm phế quản phổi và các bệnh hô hấp khác.
- Nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi nhiều, tránh kiệt sức, hạn chế thức khuya,… khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Tiêm phòng cũng có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi. Vì thế, nên tiêm phòng cúm hàng năm để hạn chế cơ thể bị virus, vi khuẩn tấn công. Cả người lớn và trẻ em đều nên thực hiện tiêm phòng.
7. CHẨN ĐOÁN
Những kỹ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán viêm phế quản phổi bao gồm:
1. Chụp X-quang
Phương pháp chụp X-quang ngực có thể cho thấy được tình trạng viêm nhiễm hay khí tích tụ quanh phổi (tràn khí màng phổi).
2. Chụp CT ngực
Một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cũng thường được chỉ định trong việc chẩn đoán, “bắt bệnh” viêm phế quản phổi chính là chụp CT. Thông qua hình ảnh chụp CT phổi người bệnh, bác sĩ có thể đánh giá chi tiết các mô phổi đang bị tổn thương.
3. Xét nghiệm máu
Bệnh viêm phế quản phổi có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Theo đó, sau khi xét nghiệm máu người bệnh, bác sĩ sẽ xem được tổng số lượng bạch cầu tăng hay giảm bất thường, từ đó kết luận người bệnh có đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không.
4. Nội soi phế quản
Nội soi phế quản giúp kiểm tra được các đường dẫn khí cũng như tình trạng phổi cũng như các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm phổi mãn tính, u sùi trong lòng phế quản,…
5. Cấy đờm
Phương pháp xét nghiệm này có thể giúp phát hiện ra được dịch đờm của người bệnh có nhiễm khuẩn hay không, từ đó xác định tình trạng viêm phế quản phổi.
6. Đo oxy xung
Đây là một kỹ thuật xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, nhằm đo phần trăm oxy trong dòng máu. Nếu kết quả đo oxy xung càng thấp thì có nghĩa là mức oxy của bạn càng thấp, phổi của bạn đang bị tổn thương.
7. Khí máu động mạch
Nếu đo oxy xung giúp tính toán lượng oxy chảy trong máu thì khí máu động mạch có thể hỗ trợ xác định nồng độ oxy trong máu của người bệnh.
8. ĐIỀU TRỊ
1. Chăm sóc tại nhà
Đối với các trường hợp viêm phế quản phổi nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc, điều trị bệnh tại nhà bằng cách kết hợp nghỉ ngơi và dùng thuốc kê đơn. Bác sĩ có thể cho bạn một số loại thuốc tùy theo loại nhiễm trùng và mức độ bệnh. Sau khi uống thuốc, người bệnh ở nhà tự theo dõi và có thể phục hồi sau 1-3 tuần.
Các loại thuốc thường được dùng gồm có:
- Viêm phế quản phổi do tụ cầu: Cloxacillin, Bristopen, Vancomycin, Cefobid…
- Viêm phế quản phổi do vi trùng: Chloramphenicol
- Viêm phế quản phổi do vi khuẩn: Các loại kháng sinh như Ampicillin, Amikacin… chống lại vi khuẩn mẫn cảm gây viêm và nhiễm trùng tại phế quản, phế nang phổi. Đối với trường hợp đã kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Augmentin hoặc Tarcefoksym dạng tiêm.
2. Khi nào cần đến bệnh viện?
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản phổi sẽ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trước tiên bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra xem tình trạng bệnh của mình có phải là viêm phế quản phổi hay không, mức độ bệnh thế nào cũng như được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Trong một số trường hợp sau đây, người bệnh sẽ được yêu cầu nhập viện theo dõi điều trị:
- Trên 65 tuổi
- Ho ra máu nhiều
- Khó thở, thở nhanh, thở gắng sức
- Không thể tự thở mà phải thở máy
- Đau tức ngực
- Tụt huyết áp, huyết áp thấp
- Có dấu hiệu lú lẫn, người lơ mơ
- Bạn cần hỗ trợ thở
- Đang điều trị bệnh phổi mãn tính
9. CÂU HỎI HAY GẶP
Viêm phế quản có lây ko?
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến viêm phế quản trở thành bệnh lý phổ biến là do lây lan. Theo các chuyên gia, loại virus hợp bào gây ra viêm phế quản rất dễ phát tán, lây lan qua không khí. Thậm chí, trong trường hợp không kiểm soát chặt chẽ, virus hợp bào có thể phát triển trở thành một bệnh dịch. Viêm phế quản có thể lây lan theo 2 đường chính là:
Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh có thể dẫn đến nhiễm bệnh. Virus hợp bào lây lan từ người này sang người khác thông qua con đường dịch tiết đường hô hấp.
Lây lan qua các vật dụng cá nhân: Nếu bạn dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm phế quản thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ rất cao. Các vật dụng cá nhân này có thể là khăn mặt, bát, chén, bàn chải… Các nghiên cứu chỉ ra rằng, virus hợp bào có khả năng sống sót lên đến vài giờ trên các đồ dùng cá nhân kể trên. Do vậy, việc bạn chạm đồ vật cá nhân vào miệng, mũi, mắt đều có thể dẫn đến bị lây lan virus gây bệnh.
Do có khả năng lây lan, người bệnh cần phát hiện và can thiệp điều trị viêm phế quản từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Đa số người bệnh lựa chọn kháng sinh đề điều trị. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, khả năng phục hồi vùng phế quản bị tổn thương không cao. Thêm vào đó, việc dùng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản khác nhau như thế nào?
Những triệu chứng liên quan đến các vấn đề hay bệnh đường hô hấp thường khá giống nhau nên khó để tự nhận biết. Trong đó, việc phân biệt viêm phổi và viêm phế quản cũng không hề dễ dàng khi cả hai đều ảnh hưởng đến phổi cũng như có rất nhiều triệu chứng tương đồng. Tuy vậy, hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau và có cách điều trị riêng.
Bạn đang ho, sốt và có cảm giác tức ngực, khó thở hay thở khò khè cùng với tình trạng tăng tiết đờm, chất nhầy? Liệu đó có phải là dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi hay viêm phế quản không? Thực tế, cả hai bệnh lý này đều gây ra nhiều biểu hiện giống nhau ở người bệnh nên khó có thể phân biệt viêm phổi và viêm phế quản khác nhau như thế nào.
Viêm phế quản có phải là viêm phổi không? Mặc dù đều là bệnh ở đường hô hấp dưới, tuy nhiên, viêm phổi và viêm phế quản ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau theo như tên gọi của chúng:
Viêm phổi xảy ra ở các túi khí (hay phế nang) – nơi oxy sẽ được vận chuyển vào trong máu. Tình trạng viêm ở đây khiến cho các phế nang chứa đầy dịch hoặc mủ.
Viêm phế quản là bệnh ở lớp niêm mạc bên trong phế quản – con đường mang không khí đi vào và ra phổi. Bệnh có thể ở dạng cấp tính (thường do virus/ vi khuẩn gây ra) hay mãn tính (tình trạng viêm nhiễm kéo dài).
Đôi khi, viêm phế quản có thể diễn tiến nặng và chuyển thành viêm phổi. Hãy cùng so sánh sự giống và khác nhau giữa viêm phổi và viêm phế quản trong bài viết sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phe-quan-nhung-dieu-can-biet/