1. VIÊM MÀNG PHỔI LÀ GÌ?
Về mặt giải phẫu, màng phổi là một lớp màng mỏng bao gồm 2 lớp (một lớp lót bên trong của thành ngực và một lớp bao phủ lá phổi). Giữa hai lớp là khoang màng phổi, bên trong có chứa một ít dịch để giúp phổi và thành ngực có thể di chuyển nhẹ nhàng khi hoạt động hít thở.
Viêm màng phổi là tình trạng lớp màng bao quanh phổi bị viêm và gây ra các cơn đau nhói ở ngực với tần suất nhanh cho người bệnh. Cơn đau thường tăng lên khi bệnh nhân hít thở sâu hoặc ho, làm cho hai lá màng phổi vốn bị viêm lại bị cọ xát lên nhau.
Căn cứ vào triệu chứng viêm màng phổi và nguyên nhân gây ra, bệnh viêm màng phổi được phân thành 2 loại là viêm màng phổi nguyên phát và viêm màng phổi thứ phát.
Viêm màng phổi nguyên phát: Hiểu một cách đơn giản, viêm màng phổi nguyên phát là chứng viêm khởi phát tại chính mô của màng phổi do một chứng nhiễm trùng hoặc tổn thương nào đó gây ra;
Viêm màng phổi thứ phát: Là bệnh viêm màng phổi bị gây ra bởi chính bệnh phổi hoặc một bệnh lý nào khác ở ngực như viêm phổi hay khối u gây ra.
2. NGUYÊN NHÂN
Phổi được bao bọc ngay bên ngoài là màng phổi, gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là khoang màng phổi có chứa một lượng dịch nhỏ. Khi phổi hoạt động hô hấp, lớp màng phổi này sẽ hạn chế sự va chạm trực tiếp của phổi với thành ngực. Viêm màng phổi xảy ra khi lớp màng phổi này bị tổn thương, sưng viêm và gây ra những cơn đau nhói ở ngực.
Những nguyên nhân dẫn đến viêm màng phổi thường gặp gồm:
Do nhiễm virus
Virus là vi sinh vật gây ra nhiều bệnh lý hô hấp, trong đó có viêm màng phổi. Sự tấn công của virus sẽ gây tổn thương ở một phần màng phổi và gây đau đớn cho người bệnh.
Đặc điểm viêm màng phổi do virus là tình trạng bệnh thường không nặng, sẽ cải thiện tốt sau một thời gian điều trị. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đặc trưng của nhiễm virus như sốt, ho, cảm lạnh, cảm cúm,… Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt virus và ngăn ngừa tiến triển bệnh.
Do bệnh lý ở phổi
Viêm màng phổi tiến triển từ các bệnh lý ở phổi thường nghiêm trọng hơn, điều trị khó khăn và nguy cơ biến chứng cao, phổ biến như: viêm phổi, ung thư phổi, viêm màng phổi tiến triển từ viêm khớp, tràn khí màng phổi, chấn thương ở ngực, thuyên tắc phổi,…
Ngoài triệu chứng đau đớn do viêm màng phổi, bệnh nhân còn xuất hiện biểu hiện bệnh lý tại phổi này sớm hơn. Để điều trị, bác sĩ cần chẩn đoán tìm nguyên nhân bệnh lý chính xác và điều trị theo nguyên nhân.
Do bệnh lý khác
Dù ít gặp hơn nhưng viêm màng phổi cũng có thể tiến triển từ bệnh lý cơ thể khác như: tiểu đường, viêm phế quản mạn tính, bệnh tim mạch, khí phế thũng,…
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Bệnh viêm màng phổi có triệu chứng cảnh báo từ khá sớm như:
-
Người bệnh bị sốt, ớn lạnh, cảm lạnh;
-
Thường xuyên cảm thấy đau, tức ngực khi hít thở;
-
Ho khan kéo dài;
-
Mỗi lần thở có nghe tiếng khò khè, nặng nhọc;
-
Có cảm giác như phần ngực nặng kéo xuống;
-
Người bệnh xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống;
-
Cơ thể mệt mỏi;
-
Tức ngực râm ran ngay khi ho, hắt hơi và hít thở sâu.
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của viêm màng phổi, bản thân người bệnh cũng có thể là nguồn lây nhiễm ra xung quanh. Tác nhân gây bệnh như virus, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng,… theo đường hô hấp, đặc biệt là hoạt động ho, hắt hơi, nói chuyện bắn nước bọt,… sẽ lây từ người bệnh sang người lành.
Nếu viêm màng phổi tiến triển nặng nhưng không được điều trị, bệnh tiến triển viêm rộng, tổn thương nhiều cơ quan khác vùng ngực sẽ gây ra triệu chứng tương ứng như:
- Rò rỉ thành ngực.
- Vỡ vào phổi.
- Tràn dịch màng ngoài tim.
- Tràn khí thứ phát, tràn khí phối hợp.
- Phế quản gây áp xe phổi, khái mủ.
- Nhiễm trùng huyết.
Khi xảy ra biến chứng này, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh đang bị đe dọa. Can thiệp y tế càng sớm càng hạn chế rủi ro cho người bệnh.
4. BIẾN CHỨNG
Người bệnh viêm màng phổi nếu chủ quan, để lâu không chữa trị hoặc có phương pháp điều trị không đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Vỡ vào phổi;
- Phế quản gây áp xe phổi – khái mủ;
- Rò ra thành ngực;
- Tràn khí thứ phát hay phối hợp;
- Tràn dịch màng ngoài tim;
- Nhiễm trùng máu...
5. BỆNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Bệnh viêm màng phổi xuất hiện khi lớp màng phổi bị viêm gây ra các cơn đau ngực, cơn đau sẽ ngày càng tăng lên khi người bệnh hít thở. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm màng phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn tới suy hô hấp.
Những biến chứng của bệnh viêm màng phổi có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do vậy khi bị chẩn đoán mắc viêm màng phổi, người bệnh cần phải tiến hành điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được chủ quan hoặc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng và tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Đặc biệt, tầm soát ung thư phổi là biện pháp hữu hiệu nhất để bạn phát hiện và điều trị kịp thời ung thư phổi, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình.
6. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
1. Trẻ em
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là đối tượng dưới 2 tháng tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em các nước đang phát triển, trong đó có khoảng 11 triệu trẻ nhập viện. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tổ chức này cũng ước tính mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và có khoảng 4.000 trẻ chết vì viêm phổi.
2. Phụ nữ mang thai
Thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ suy giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Do đó, phụ nữ mang thai dễ mắc viêm phổi. Bệnh viêm phổi trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Bệnh sẽ tác động làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, sinh non, có thể gây sẩy thai. Đặc biệt, người bình thường mắc viêm phổi nhẹ có thể điều trị tại nhà, và bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm phổi cần lập tức đi khám và điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng thai nhi.
3. Người lớn tuổi
Người lớn tuổi có sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém nên vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường họ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, điển hình là suy hô hấp.
7. PHÒNG NGỪA
Nghỉ ngơi nhiều, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp nâng cao sức khỏe cũng như ngăn ngừa các vấn đề như viêm màng phổi.
Nghỉ ngơi nhiều. Hãy tự mình tìm tư thế giảm đau tốt nhất và nằm theo tư thế đó.
Đừng hút thuốc. Hút thuốc có thể gây kích ứng nhiều hơn cho phổi của bạn. Nếu bạn hút thuốc và không thể tự bỏ, hãy nhờ bác sĩ giúp đỡ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
8. CHẨN ĐOÁN
Triệu chứng có thể gợi ý cho bác sĩ về căn bệnh viêm màng phổi, song để chẩn đoán bệnh chính xác cũng như tình trạng bệnh cần tới các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Từ đó bác sĩ cũng lựa chọn phương pháp và liệu trình điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
1. Các phương pháp chẩn đoán viêm màng phổi
Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết người bệnh có bị nhiễm trùng không, tình trạng nhiễm trùng này có thể xảy ra ở cả cơ quan khác ngoài phổi.
Chụp X-quang phổi: đánh giá sơ bộ tổn thương bất thường và tiên lượng bệnh.
Chụp CT: Hình ảnh phổi được thể hiện chi tiết hơn so với X-quang, chẩn đoán tổn thương vì thế cũng dễ dàng hơn.
Siêu âm: Sóng âm thanh tần số cao được sử dụng an toàn, chiếu qua vùng ngực cho phép bác sĩ quan sát nhanh cấu trúc bên trong, xác định tình trạng các tổn thương bất thường khác tại màng phổi.
Điện tâm đồ: Nhằm theo dõi nhịp tim, loại bỏ nguyên nhân tim mạch gây đau tức ngực hoặc biến chứng viêm màng phổi gây bệnh lý tim mạch.
9. ĐIỀU TRỊ
Điều trị viêm màng phổi chủ yếu dựa theo tác nhân gây bệnh. Nếu vi khuẩn gây viêm màng phổi, liệu trình kháng sinh thích hợp sẽ tiêu diệt được vi khuẩn nhanh chóng. Song nếu tác nhân là virus, kháng sinh không có hiệu quả bác sĩ chủ yếu điều trị triệu chứng, cải thiện bệnh và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cơn đau ngực luôn là vấn đề nghiêm trọng với bệnh nhân viêm màng phổi. Để cơn đau bớt khó chịu, bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng viêm không Steroid với liều lượng thích hợp. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc này, thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Codeine sẽ được xem xét.
10. CÂU HỎI HAY GẶP
Bệnh viêm màng phổi có lây không?
Bệnh viêm màng phổi có lây không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Lý giải vấn đề này, các chuyên gia y tế cho rằng, viêm màng phổi là một dạng điển hình của viêm phổi, nguyên nhân chính gây ra bệnh thường là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Chính vì thế, những người bị bệnh viêm màng phổi rất có thể lây truyền mầm bệnh sang cho những người xung quanh, thông qua nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho, hắt hơi.
Để hạn chế bị lây bệnh viêm màng phổi từ người này sang người khác, những người không bị bệnh nên tránh tiếp xúc gần với người bệnh theo hình thức mặt đối mặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://hellobacsi.com/ho-va-benh-duong-ho-hap/cac-van-de-ho-hap-khac/nhung-benh-ve-phoi-pho-bien-ban-nen-biet/