1. GIỚI THIỆU BỆNH
- Đau bụng là triệu chứng bệnh lý mà nhiều người mắc phải. Tất cả các cơ quan trong ổ bụng bị bất thường đều có thể gây đau bụng. Đôi khi triệu chứng đau bụng còn là dấu hiệu của một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa toàn thân.
- Đau bụng là cảm giác đau hoặc khó chịu ở phần bụng dưới xương sườn và trên xương chậu. Bệnh xuất phát từ các cơ quan trong bụng hoặc các cơ quan nằm bên cạnh bụng. Đau là do các cơ quan viêm, căng giãn hoặc do mất máu cung cấp cho cơ quan.
- Nói chung, mọi người đều từng trải qua cơn đau bụng ít nhất một lần trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân có vẻ không nghiêm trọng và có thể chẩn đoán, điều trị được. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể là một dấu hiệu hoặc triệu chứng của tình trạng nghiêm trọng. Điều cần thiết là nhận ra những dấu hiệu, triệu chứng nghiêm trọng và gọi cho bác sĩ ngay.
- Đau bụng là cảm giác đau ở vùng bụng. Đau bụng là cảm nhận và mô tả riêng của từng bệnh nhân, có nhiều loại đau như:
- Đau bụng cấp tính, cơn đau có thể kéo dài không quá một tuần.
- Đau bụng mãn tính là cơn đau liên tục hoặc tái phát, kéo dài trong khoảng thời gian 3 tháng hoặc lâu hơn.
- Đau bụng tiến triển là cơn đau trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Thông thường, các triệu chứng khác xảy ra khi cơn đau bụng tiến triển. Đau bụng tiến triển thường là một dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
2. NGUYÊN NHÂN
Dù đó là đau dạ dày nhẹ, đau thắt hay đau quặn, đau bụng có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân đau bụng phổ biến hơn có thể bao gồm:
- Khó tiêu
- Táo bón
- Nhiễm virus dạ dày
- Đau bụng kinh
- Hội chứng ruột kích thích
- Ngộ độc thực phẩm
- Dị ứng thực phẩm
- Đầy bụng, rối loạn tiêu hóa
- Không dung nạp lactose
- Loét
- Viêm vùng chậu
- Thoát vị
- Sỏi mật
- Sỏi thận
- Lạc nội mạc tử cung
- Bệnh Crohn
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm ruột thừa.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Triệu chứng đau bụng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, mức độ nghiêm trọng có thể dao động từ nhẹ đến nặng của bệnh lý.
Đau toàn thân
Cảm thấy đau hơn một nửa bụng. Loại đau này nguyên nhân thường là nhiễm trùng do virus, vi khuẩn sinh sôi ở dạ dày, chứng khó tiêu hoặc đầy hơi. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn có thể là do tắc nghẽn đường ruột.
Đau cục bộ
Cơn đau chỉ xuất hiện ở một vùng trên bụng. Đau cục bộ có nhiều khả năng là dấu hiệu của vấn đề ở một cơ quan, chẳng hạn như ruột thừa, túi mật hoặc dạ dày (vết loét hở trên niêm mạc bên trong dạ dày).
Đau giống như chuột rút
Loại đau này không nghiêm trọng trong hầu hết thời gian. Nguyên nhân có thể là do đầy hơi và đầy hơi, và thường kèm theo tiêu chảy. Ở nữ độ tuổi dậy thì, cơn đau này có thể liên quan đến kinh nguyệt, sẩy thai hoặc các biến chứng sinh sản. Cơn đau này có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Các dấu hiệu đáng lo ngại hơn bao gồm cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn 24 giờ hoặc xuất hiện kèm theo sốt.
Đau dữ dội
Loại đau này xảy ra theo từng đợt. Biểu hiện là thường bắt đầu và kết thúc đột ngột, và thường nghiêm trọng. Sỏi thận và sỏi mật là nguyên nhân phổ biến của loại đau bụng này.
Nếu bạn cảm thấy đau bụng rất nhiều hoặc nếu có kèm theo các triệu chứng sau, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị thích hợp:
- Sốt;
- Không đi tiêu hơn 2 ngày;
- Bất kỳ dấu hiệu mất nước nào;
- Không thể đi tiêu, đặc biệt nếu bạn kèm theo nôn;
- Đi tiểu đau, thường xuyên;
- Bụng nhạy cảm đau khi sờ;
- Đau do chấn thương vùng bụng;
- Đau kéo dài hơn vài giờ.
Bởi vì những dấu hiệu đau bụng kể trên có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó nên cơn đau cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Một số triệu chứng khác ngoài đau bụng bạn nên đi cấp cứu ngay:
- Nôn ra máu;
- Tiêu phân máu hoặc phân đen;
- Khó thở;
Đau xảy ra trong thai kỳ.
4. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Đau bụng là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ trẻ em đến người già, từ nam đến nữ. nhưng phụ nữ dường như bị đau bụng nhiều gấp đôi nam giới.
Nữ giới có nguy cơ mắc đau bụng theo chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, vì đau bụng là dấu hiệu của bệnh khác nên các đối tượng mắc phải thường là người lớn, người cao tuổi có chức năng tim, thận suy giảm
5. PHÒNG NGỪA
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau bụng
Chế độ sinh hoạt:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng:
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều bữa nhỏ.
- Tập luyện thể dục đều đặn.
- Hạn chế thức ăn sinh ra gas.
- Bữa ăn cân bằng và giàu chất xơ. Ăn nhiều trái cây và rau quả.
Một số gợi í khác:
- Nếu cơn đau dữ dội ở bụng và xảy ra sau bữa ăn, thuốc kháng axit có thể giúp ích, đặc biệt nếu cảm thấy ợ chua hoặc khó tiêu. Tránh cam quýt, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu mỡ, sản phẩm cà chua, caffeine, rượu và đồ uống có ga.
- Nếu bị nôn, hãy đợi 6 giờ, sau đó ăn một lượng nhỏ thức ăn.
- Tránh các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm chứa lactose nếu bị dị ứng với lactose.
6. CHẨN ĐOÁN
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau bụng?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng những thông tin thu thập được từ việc khám lâm sàng để xác định nguyên nhân tự nhiên đau bụng, vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Bác sĩ sẽ khám thực thể toàn diện, hỏi về các triệu chứng của bạn và một vài câu hỏi về tình trạng đau.
Một khi đánh giá ban đầu hoàn thành, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để giúp tìm nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn. Các xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm phân hay nước tiểu, xét nghiệm máu, thụt tháo, nội soi, X-quang bụng hoặc đường tiêu hóa với barium, siêu âm hoặc chụp CT:
- Siêu âm: rất hữu ích trong việc chẩn đoán sỏi mật, viêm ruột thừa hoặc nang buồng trứng vỡ;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) vùng bụng: phương pháp này rất hữu ích trong chẩn đoán viêm tụy, ung thư tụy, viêm ruột thừa và viêm túi thừa, cũng như chẩn đoán áp xe ở bụng. Chụp CT đặc biệt ở các mạch máu bụng có thể phát hiện các bệnh về động mạch làm tắc nghẽn dòng máu tới các cơ quan trong ổ bụng;
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): rất hữu ích trong việc chẩn đoán nhiều bệnh tương tự như chụp CT.
7. ĐIỀU TRỊ
Trên thực tế, phương pháp điều trị đau bụng thích hợp sẽ được xác định tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các phương pháp điều trị có thể là thuốc điều trị viêm, GERD hoặc loét, kháng sinh cho các nhiễm trùng, đến những thay đổi trong hành vi cá nhân đối với đau bụng do một số loại thực phẩm hoặc đồ uống.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn như viêm ruột thừa và thoát vị cần thiết phải phẫu thuật
8. CÂU HỎI HAY GẶP
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng đau bụng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chia ra nhiều bữa nhỏ
- Uống một lượng nhỏ baking soda;
- Dùng nước chanh;
- Bắt đầu một chế độ ăn uống BRAT (chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) trong một ngày hoặc nhiều hơn để làm giảm triệu chứng;
- Ngừng hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu.
Một số thức uống có thể giúp bạn giảm tình trạng đau bụng như: trà gừng, trà bạc hà, trà cam thảo; trà hoa cúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Healthline: https://www.healthline.com/health/abdominal-pain
- Medlineplus.gov: https://medlineplus.gov/ency/article/003120.htm
- Webmd: https://www.webmd.com/pain-management/guide/abdominal-pain-causes-treatments.
- https://nhathuoclongchau.com/benh/dau-bung-994.html