1. GIỚI THIỆU BỆNH
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên hàng tháng , máu kinh thoát ra ngoài cùng với niêm mạc tử cung, sau khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là biểu hiện cho thấy sức khỏe sinh sản của phụ nữ đang ở trạng thái tốt.
Máu kinh xuất hiện chính là những lớp niêm mạc tử cung bong tróc. Hoạt động đẩy máu kinh ra ngoài này liên quan đến một số cơ quan trong cơ thể như: buồng trứng, tử cung, âm đạo, vú, hệ thống thần kinh nội tạng,… do hormone sinh dục gây ra
Chứng đau bụng kinh là đau tử cung quanh thời kỳ kinh nguyệt. Đau có thể xảy ra với kinh nguyệt hoặc trước thời kỳ kinh nguyệt từ 1 đến 3 ngày. Đau có khuynh hướng đạt đỉnh 24 giờ sau khi bắt đầu kinh nguyệt và giảm dần sau 2 đến 3 ngày. Thường đau chói nhưng có thể bị chuột rút, đau dồn dập, hoặc đau nhức, mệt mỏi liên tục; nó có thể lan xuống chân.
PHÂN LOẠI
Đau bụng kinh có 2 loại là
Nguyên phát (phổ biến hơn)
Đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu trong vòng một năm sau khi bắt đầu hành kinh và xảy ra hầu như không thay đổi trong chu kỳ rụng trứng. Đau thường bắt đầu khi kinh bắt đầu ra (hoặc ngay trước đó) và kéo dài trong 1 đến 2 ngày đầu; đau này, được miêu tả là co thắt, đau ở vùng bụng dưới liên tục, có thể lan ra phía sau lưng hoặc đùi. Bệnh nhân cũng có thể bị khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau lưng hoặc đau đầu.
Khoảng 5 đến 15% phụ nữ bị đau bụng nguyên phát, chứng chuột rút là nghiêm trọng cần phải can thiệp vào các hoạt động hàng ngày và có thể dẫn đến việc nghỉ học hoặc nghỉ làm.
Thứ phát (do bất thường về vùng chậu)
Các triệu chứng của đau bụng kinh thứ phát là do bất thường vùng chậu.. Hầu như bất kỳ bất thường hoặc quá trình nào có thể ảnh hưởng đến nội tạng vùng chậu đều có thể gây chứng đau bụng kinh.
2. NGUYÊN NHÂN
Đau bụng nguyên phát
Đau là kết quả của các cơn co thắt tử cung và thiếu máu, có thể là do trung gian bởi prostaglandin (ví dụ, prostaglandin F2, kích thích cơ tử cung và thuốcco mạch) và các chất trung gian gây viêm do niêm mạc tử cung tiết ra và có thể liên quan đến các cơn co tử cung kéo dài và làm giảm lưu lượng máu đến cơ tử cung.
Các Yếu tố góp phần có thể bao gồm những điều sau:
- Tổ chức máu kinh đi qua cổ tử cung
- Nồng độ prostaglandin F2-alpha cao trong máu kinh nguyệt
- Một lỗ cổ tử cung hẹp
- Tử cung bị sai vị trí
- Thiếu tập thể dục
- Lo lắng về kinh nguyệt
- Tuổi hành kinh lần đầu sớm
- Kinh ra dài hoặc nhiều
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình bị đau bụng kinh
Triệu chứng có xu hướng giảm đi theo tuổi và sau khi mang thai.
Đau bụng kinh thứ phát
Nguyên nhân phổ biến chứng đau bụng thứ phát bao gồm
- Lạc nội mạc tử cung (nguyên nhân phổ biến nhất)
- U lạc nội mạc cơ tử cung
- U xơ tử cung
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm các dị tật bẩm sinh (ví dụ, tử cung hai sừng, tử cung có vách phụ, vách ngăn ngang âm đạo), u nang và khối u buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu, xung huyết vùng chậu, dính buồng tử cung, đau do tâm lý, và dụng cụ tránh thai (IUDs), đặc biệt là các IUD phóng thích đồng hoặc levonorgestrel. Dụng cụ tử cung tiết ra Levonorgestrel gây ra co thắt ít hơn so với các IUD phóng thích đồng.
Ở một vài phụ nữ, cơn đau xảy ra khi tử cung cố gắng đẩy tổ chức máu kinh qua cổ tử cung hẹp chặt (thứ yếu phát do khoét chóp, LEEP, đốt lạnh, hoặc đốt nóng). Đau đôi khi là kết quả của một u xơ có cuống dưới niêm mạc hoặc một polyp niêm mạc tử cung nhô ra qua cổ tử cung.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Các triệu chứng thường thấy của một cơn đau bụng kinh là:
Đau âm ỉ, quằn quại liên tục và có khi đau dữ dội, co thắt ở vùng bụng dưới. Cơn đau thường xuất hiện trước có kinh 1 - 3 ngày và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 2- 3 ngày.
Người bị đau bụng kinh có thể bị đau lan ra lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, táo bón, đầy hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, một số phụ nữ đôi khi gặp thêm triệu chứng như chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 24 - 48 giờ trước khi có chu kỳ kinh nguyệt và hết hẳn khi hết kỳ kinh nguyệt.
4. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH
Đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành trừ khi bị dị tật bẩm sinh.
Khả năng đau bụng khi đến tháng liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn, tầm khoảng 30–45 tuổi.
5. CHẨN ĐOÁN
Trong khi khám phụ khoa, bác sỹ sẽ kiểm tra tìm kiếm bất thường trong cơ quan sinh sản và xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
Nếu nghi ngờ bạn có bệnh lý gây ra đau bụng kinh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm, như:
Siêu âm: Kỹ thuật này cho thấy hình ảnh của tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Nội soi ổ bụng: Bác sĩ có thể phát hiện tình trạng lạc nội mạc tử cung, mô dính, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay mang thai ngoài tử cung khi thực hiện nội soi ổ bụng.
Xét nghiệm nhằm loại trừ các rối loạn phụ khoa về cấu trúc. Hầu hết bệnh nhân cần
Xét nghiệm thai
Siêu âm vùng chậu
Mang thai trong tử cung và thai ngoài tử cung cần được loại trừ khi thử thai. Nếu nghi ngờ có bệnh viêm vùng khung chậu, thì nuôi cấy dịch cổ tử cung được thực hiện.
Xét nghiệm siêu âm vùng khung chậu có độ nhạy cao với khối u vùng chậu (ví dụ như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u cơ tử cung do lạc niêm mạc) và có thể tìm ra các dụng cụ vòng tránh thai bị mất và nằm bất thường.
Nếu các xét nghiệm này không thể kết luận và triệu chứng vẫn tồn tại, các xét nghiệm khác được thực hiện, như sau:
Chụp X quang tử cung buồng trứng hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung để xác định polyps niêm mạc tử cung, u xơ dưới niêm mạc, hoặc bất thường bẩm sinh
MRI để xác định các bất thường khác, bao gồm các bất thường bẩm sinh, hoặc, nếu phẫu thuật được lên kế hoạch, để xác định thêm các dị tật đã được xác định trước đó
Chụp hệ tiết niệu có tiêm tĩnh mạch, nhưng chỉ khi dị tật tử cung được xác định là gây ra hoặc đóng góp vào chứng đau bụng kinh
Nếu kết quả của tất cả các xét nghiệm khác không kết luận được thì có thể thực hiện nội soi buồng tử cung hoặc nội soi ổ bụng. Phẫu thuật nội soi là phương pháp kiểm tra chính xác nhất vì nó cho phép các bác sĩ lâm sàng trực tiếp kiểm tra tất cả các vùng chậu và các cơ quan sinh sản và để kiểm tra các bất thường.
6. ĐIỀU TRỊ
Bỏ túi những biện pháp sau đã được nhiều chị em áp dụng thành công, giảm mức độ đau bụng kinh và các triệu chứng trước chu kỳ kinh nguyệt đáng kể.
Chườm ấm vùng bụng dưới + Tắm nước nóng
Nhiệt độ lạnh là nguyên nhân khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn do gây co thắt tử cung bất thường, giảm lưu thông khí huyết. Nếu để cơ thể bị lạnh, không những đau bụng kinh nặng hơn mà sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ cũng bị ảnh hưởng.
Do đó, trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, nên chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng, hoặc như các cụ xưa là rang cám với lá ngải rồi chườm ấm.
Ngoài ra, phụ nữ nên tắm nước ấm, tránh gió lùa khi tới kỳ kinh nguyệt để điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh. Đây là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em áp dụng.
Sử dụng gừng tươi
Giã nhỏ gừng tươi, đắp lên vùng bụng dưới (có thể kết hợp xoa bóp) trong khoảng 5-7 phút. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.
Hoặc có thể pha 1 cốc trà gừng ấm nóng để làm giảm việc đau bụng.
Kết thân với ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh hiệu nghiệm. Bạn gái có thể lấy lá giải cứu giã nát và vắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Trong trường hợp không thể chịu được vị đắng của loại rau này, bạn có thể thêm ngải cứu vào trứng để rán hay hấp cách thủy.
Massage
Massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy cơn đau bụng dịu đi rõ rệt. Việc massage đúng cách sẽ giúp cho phần cơ bụng được giãn ra, giảm thiểu các cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây thống kinh.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 3 - 5 buổi/tuần với thời gian mỗi buổi từ 20 - 30 phútTập thể dục thường xuyên giúp các cơ được thả lỏng, đồng thời giải phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin.
Một số bài tập phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” được các chuyên gia khuyến cáo là: tập yoga, đạp xe, đi bộ; vừa cải thiện đau bụng kinh vừa giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tập yoga
Tập yoga là phương pháp thần kỳ mà các chị em thường truyền tay nhau để giảm đau bụng kinh hiệu quả. Các động tác đơn giản mà chúng mình có thể dễ dàng tập luyên như áp sát hai chân lên tường, thở đều và thư giãn tuyệt đối hay cuộn người hình vòng cung sẽ giúp cơn đau thuyên giảm, giúp bạn gái nhẹ nhàng hơn trong ngày ấy.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Vào những ngày này, bạn cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Hãy bổ sung thêm các loại hải sản, rau quả, trái cây chứa vitamin C, B6, E như đu đủ, bông cải xanh, gạo lức,… là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm.
Đồng thời, giảm các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn,… Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế đồ uống có cồn và cafein trong những ngày hành kinh. Cafein là một chất kích thích hệ thần kinh giúp cơ thể tỉnh táo, do vậy nó sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau, thậm chí khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường. Nên dùng nước ấm, nước ép trái cây hay sinh tố rau củ thay vì các loại đồ uống có ga, nước giải khát, đặc biệt là giai đoạn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.
Táo có chứa enzyme bromelain giúp giảm đau bụng kinh
Ăn thực phẩm chứa nhiều sắt
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh là cực kỳ quan trọng, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.
Ngủ ngon và đủ giấc
Trong những ngày hành kinh, việc hormone thay đổi cộng với các cơn đau bụng xuất hiện khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ gợi ý bạn có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai. Tư thế ngủ này giúp các cơ quanh bụng được giãn ra, từ đó làm giảm đau bụng kinh.
Thuốc
Cataflam thuộc nhóm thuốc giảm đau không Steroid, với thành phần chính là Natri của Diclofenac. Thuốc được dùng khá phổ biến trong các loại thuốc giảm đau bụng kinh, song có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng liều cao trong thời gian dài như: buồn nôn, tiêu chảy, tăng men gan, giảm chức năng thận, đau vùng thượng vị,
Thuốc Mefenamic acid
Mefenamic acid cũng thuộc nhóm thuốc giảm đau không steroid, có tác dụng giảm đau bụng kinh nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, không nên dùng Mefenamic acid thường xuyên và kéo dài trên 7 ngày tránh dẫn đến các triệu chứng mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,…
Ngoài ra, Mefenamic acid cũng chống chỉ định với người đang dùng thuốc chống đông, thuốc chống viêm không steroid hoặc người có tiền sử động kinh.
Thuốc Alverin
Alverin có tác dụng hướng cơ làm giảm co thắt tử cung - nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng kinh kéo dài trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Alverin chỉ chống chỉ định với người bị huyết áp thấp, thuốc được bán phổ biến song nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Các phương pháp điều trị khác
Sự điều trị bằng thôi miên đang được đánh giá. Các liệu pháp không dùng thuốc khác được đề xuất, bao gồm châm cứu, cắm kim áp lực, trị liệu bằng xoa bóp và kích thích dây thần kinh qua da, chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng có thể có lợi cho một số bệnh nhân.
Đối với đau không thể xác định được nguồn gốc, phẫu thuật nội soi ổ bụng bằng phẫu tích dây thần kinh trước xương cùng hay cắt bỏ thần kinh tử cung cùng đã có hiệu quả ở một số bệnh nhân trong 12 tháng.
Hy vọng với những “bí kíp” trên, bạn gái sẽ vượt qua những cơn đau bụng kinh dễ dàng hơn, để ngày ấy không còn là nỗi sợ.