1. GIỚI THIỆU BỆNH
Khi bạn chịu một tác động mạnh hoặc tai nạn đến khớp cổ tay sẽ gây ra triệu chứng đau. Tình trạng này có thể là dấu hiệu khớp cổ tay bị nứt, rạn hoặc vỡ. Đau khớp cổ tay khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút.
Phần cổ tay bao gồm một tổ hợp các nhóm khớp nhỏ đan xen nhau nhằm giữ cho cánh tay và bàn tay ổn định. Ngoài ra, khớp cổ tay còn có vai trò hỗ trợ xương bàn tay và cẳng tay trong việc hoạt động linh hoạt và chắc chắn hơn. Chính vì mang nhiều nhiệm vụ cho nên phần khớp cổ tay được xem là rất dễ bị tổn thương, đặc biệt khi người bệnh hoạt động tay chân quá nhiều.
Mặt khác, có những trường hợp khó xử lý hơn khi mà người bệnh không tìm được nguyên nhân chính gây bệnh, tình trạng đau xương khớp phần cổ tay sẽ không thể thuyên giảm gây khó khăn trong việc hoạt động của người bệnh.
2. NGUYÊN NHÂN
Chấn thương vật lý:
Xương cổ tay bị tác động bởi lực mạnh như: Va chạm đột ngột, chống ta khi ngã... sẽ dẫn đến tình trạng chấn thương. Trường hợp phổ biến nhất chính là khi bị ngã và theo phản xạ tự nhiên chúng ta sẽ giơ tay ra chống đỡ để cơ thể không bị đập xuống mặt đất. Tùy thuộc vào mức độ va chạm nặng hay nhẹ mà cổ tay bị tổn thương như thế nào: Trật khớp, bong gân hay thậm chí xương khớp bị rạn nứt hoặc gãy.
Lạm dụng cổ tay:
Khi tính chất công việc khiến bạn thường xuyên phải lạm dụng vị trí cổ tay, theo thời gian cổ tay sẽ bị thoái hóa và tổn thương. Một số công việc liên quan nhiều đến cổ tay như: Tennis, cầu lông, lái xe đường dài, kéo đàn cello,...
Chấn thương khi chơi thể thao: Những người hay tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh nhiều từ cánh tay và bàn tay sẽ rất dễ bị chấn thương. Những tổn thương về xương khớp dần dần sẽ khiến bệnh nhân bị viêm khớp gây đau nhức vùng cổ tay và những vùng xương khớp xung quanh.
Đau khớp cổ tay do bị viêm thấp khớp: Bệnh viêm thấp khớp ở dạng nhẹ thường sẽ bị đau nhức xương khớp vùng cổ chân, cổ tay và đầu gối. Tuy vậy, việc đau khớp cổ tay khi bị viêm thấp khớp sẽ khiến người bệnh bị đau cả hai bên tay khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày diễn ra gặp nhiều khó khăn.
Bị đau khớp cổ tay có thể là dấu hiệu của tình trạng thoái hóa khớp: Tình trạng thoái hóa xương khớp thường sẽ chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi do mọi chức năng của cơ thể đã dần bị yếu đi, dễ dẫn tới thoái hóa. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu về xương khớp thì tình trạng thoái hóa xương khớp gây đau nhức cổ tay sẽ chỉ xuất hiện khi người bệnh đã từng gặp vấn đề với vùng khớp cổ tay trước đó, còn trường hợp đau khớp đầu gối do thoái hóa sẽ phổ biến hơn.
Ngoài những nguyên nhân được kể trên thì những trường hợp bệnh sau đây mặc dù không quá phổ biến nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp cổ tay:
- Mắc phải hội chứng ống cổ tay;
- Bị bệnh Kienbock;
- Bị nổi hạch hay sưng hạch;
- Người bị bệnh béo phì hoặc đang mang thai;
- Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường cũng có nguy cơ bị đau khớp cổ tay cao hơn bình thường;
- Người mắc bệnh Gout.
3. TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU
Tình trạng đau khớp cổ tay thường có triệu chứng ban đầu là sưng tấy đỏ ở vùng cổ tay và kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Trong những trường hợp bị đau khớp cổ tay do tính vật lý (do tay bị va đập mạnh, tai nạn xe cộ, hoạt động tay quá nhiều,...) thì cơn đau sẽ giảm dần sau khi được nghỉ ngơi hoặc sơ cứu vết thương.
Tùy thuộc vào mức độ bị tổn thương, bệnh nhân đau khớp cổ tay sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau nhói đến đau dữ dội ở vị trí cổ tay
- Cảm giác ngứa ran, nhất là vào ban đêm hoặc sáng sớm.
- Tê bì tay
4. CHẨN ĐOÁN
Trước khi thực hiện bất cứ một xét nghiệm nào, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám để chẩn đoán lâm sàng như:
- Kiểm tra sự linh hoạt của cổ tay bằng cách yêu cầu người bệnh cử động cổ tay.
- Để người bệnh cầm một vật bất kì để đánh giá khả năng cầm nắm
Một số xét nghiệm được thực hiện chẩn đoán đau khớp cổ tay như:
- Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia X. Hình ảnh X-quang cho phép phát hiện các dấu hiệu gãy xương, nứt xương hoặc thoái hóa xương.
- CHỤP CT:như chụp vi tính cắt lớp (chụp CT), chụp cộng hưởng từ ( chụp MRI). Phương pháp này đem lại kết quả hình ảnh chụp xương chi tiết và sắc nét. Chụp CT được đánh giá an toàn và không gây xâm lấn do không xử lý tia X.
Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như:
- Các xét nghiệm bằng hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT hay siêu âm.
- Nội soi khớp cổ tay: thực hiện sau khi xét nghiệm hình ảnh chưa đưa ra được kết quả rõ ràng nhất.
- Xét nghiệm thần kinh: Trong trường hợp người bệnh bị nghi ngờ mắc phải hội chứng ống cổ tay thì sẽ được chỉ định thực hiện Điện cơ đồ (EMG).
5. ĐIỀU TRỊ
SÓNG VIBA CAO TẦN CHỮA BỆNH ĐAU KHỚP CỔ TAY
Sóng VIBA cao tần: sử dụng dòng điện của song ViBa cao tần với tần số 400-500 mHz kích thích gây chuyển động các phân tử quanh điện cực sinh ra nhiệt, làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm, Giúp cột sống cổ trở về vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép của thần kinh,tủy sống.
ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ:
Chườm lạnh để cổ tay bớt sưng tấy khó chịu.
Có thể sử dụng một số thuốc giảm đau phổ biến mà không cần kê đơn bởi bác sĩ.
Tạm dừng làm việc và nghỉ ngơi để cổ tay có thời gian ổn định lại.
Thuốc giảm đau không kê đơn
Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để làm giảm các cơn đau khớp cổ tay, chúng có ở nhiều dạng khác nhau, như:
Thuốc uống: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ibuprofen, naproxen natri, aspirin,...)
Thuốc bôi: gel Voltaren, gel Salonpas, các loại dầu xoa bóp,...
Miếng dán: Salonpas, Harikkusu 55EX, Kowa,...
Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn luôn phải đọc các thông tin đi kèm, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là về liều lượng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Liệu pháp nóng - lạnh
Để giảm sưng và đau, bạn có thể chườm một túi nước đá lên vùng tay và cổ tay. Chú ý không đặt đá trực tiếp lên da. Bạn có thể chườm 2-3 lần một ngày và chườm tối đa 20 phút mỗi lần.
Nếu bạn bị đau và cứng khớp, bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm hoặc ngâm tay và cổ tay vào một bát nước ấm. Lưu ý, không chườm nóng nếu bạn có vết thương hở hoặc tay đang bị sưng.
Đeo nẹp cổ tay
Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay khi phải hoạt động mạnh. Nó cũng hỗ trợ quá trình điều trị sau chấn thương tốt hơn.
Bạn có thể mua các loại băng nẹp cổ tay này trên tiki, shopee hay tại các cửa hàng thể thao, hiệu thuốc,...
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để tăng cường khớp cổ tay và giúp việc chữa đau khớp cổ tay đạt được hiệu quả cao hơn. Nếu bạn phải phẫu thuật cổ tay, các bài tập vật lý trị liệu còn giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật nhanh hơn.
Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập phù hợp và sử dụng một số liệu pháp kết hợp khác để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa các cơn đau tái phát.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số trường hợp cần thiết, phẫu thuật cổ tay có thể được chỉ định. Chẳng hạn như:
Gãy xương. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để ổn định phần xương bị gãy, tạo điều kiện chữa lành.
Hội chứng ống cổ tay. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng.
Sửa chữa dây chằng. Phẫu thuật đôi khi là cần thiết để sửa chữa gân hoặc dây chằng bị tổn thương.
.v.v.
9. CÂU HỎI HAY GẶP
Các bài tập giảm đau cổ tay hiệu quả
Bài tập giảm đau cổ tay 1: Người bệnh đứng hoặc ngồi, đặt hai tay trước ngực, chắp vào nhau sao cho từ ngón tay đến khuỷu tay được áp sát vào nhau. Giữ hai lòng bàn tay áp sát vào nhau và từ từ hạ hai tay xuống hông, khi đó, cánh tay và khuỷu tay xòe ra. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 30 giây, sau đó nâng tay lên về vị trí ban đầu và lặp lại.
Bài tập giảm đau cổ tay 2: Người bệnh đứng hoặc ngồi, đưa thẳng một cánh tay phải về phía trước mặt, bàn tay vuông góc với cánh tay và các ngón tay hướng về phía trần nhà. Sau đó, dùng tay trái kéo nhẹ các ngón tay của bàn tay phải theo hướng phía dưới và phía cơ thể. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 30 giây, sau đó thả tay ra, thực hiện tương tự với tay trái.
Bài tập giảm đau cổ tay 3: Người bệnh đứng và đưa cánh tay phải thẳng ra trước mặt, lòng bàn tay hướng về phía dưới sàn. Thả lỏng cổ tay, các ngón tay cũng hướng về phía dưới sàn, dùng tay trái để kéo nhẹ các ngón ở bàn tay phải hướng về phía cơ thể. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 30 giây, sau đó thả tay ra, thực hiện tương tự với tay trái.
Bài tập giảm đau cổ tay 4: Người bệnh ngồi và đặt hai bàn tay lên đùi, lòng bàn tay hướng về phía trần nhà. Từ từ khép nhẹ các ngón tay và nắm tay lại. Giữ cẳng tay trên chân, nâng nắm tay lên và đưa về phía cơ thể, uốn cong cổ tay. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 10 giây, sau đó hạ nắm tay xuống đùi. Thực hiện bài tập này tối thiểu 10 lần.
Bài tập giảm đau cổ tay 5: Người bệnh ngồi trên ghế, cánh tay đặt xuôi theo hai bên hông. Kéo căng cổ tay bằng cách hất bàn tay lên phía trên, giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Sau đó, hạ tay xuống và thực hiện bài tập này 10 lần/mỗi bên, tối thiểu 3 lần/ngày.
BÀI THUỐC DÂN GIAN
Bên cạnh các loại thuốc điều trị viêm khớp cổ tay, mẹo dân gian là cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng. Các bài thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, dễ tìm kiếm. Ngoài ra, phương pháp này cũng cho thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng đối với các bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát.
Rượu tỏi – cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả
Dân gian cho rằng, tỏi có vị cay, tính ấm, từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc, trong đó có bài thuốc trị đau nhức xương khớp. Khi được kết hợp với rượu, bài thuốc nâng cao hiệu quả trong việc làm giảm đau nhức khớp cổ tay.
Các bước thực hiện như sau:
Nguyên liệu: Tỏi, rượu gạo
Cách thực hiện:
- Tỏi khô đem bóc vỏ và thái thành từng lát nhỏ.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh và thêm khoảng 450 ml rượu gạo.
- Ngâm hỗn hợp tỏi và rượu trong khoảng 15 ngày sẽ thấy hỗn hợp rượu tỏi chuyển màu vàng.
- Khi ấy người bệnh nên uống mỗi ngày 2 thìa nhỏ vào trước bữa sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Rau mồng tơi chữa đau khớp cổ tay
Rau mồng tơi còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác trong việc thanh nhiệt, giải độc, điều trị viêm xương khớp. Vì thế bài thuốc từ rau mồng tơi là cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà được nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu: Rau mồng tơi, rượu trắng, chân giò
Cách thực hiện:
- Rau mồng tơi nhặt và rửa sạch.
- Chân giò sơ chế sạch sẽ, chặt miếng đem hầm kỹ.
- Cho rau mồng tơi cùng với 1 chút rượu và nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Đây là món ăn thơm ngon bổ dưỡng và cũng có tác dụng chữa đau khớp cổ tay hiệu quả.
Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà bằng muối rang gừng
Đông y cho rằng gừng có tính ấm, vị cay. Việc sử dụng gừng để giảm các cơn đau nhức tại vùng cổ tay cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, muối là chất có tính sát khuẩn, sát trùng nhẹ. Kết hợp 2 vị thuốc này với nhau là một bài thuốc trị bệnh đau xương khớp.
Nguyên liệu: Gừng tươi và một chút muối hạt.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi đem cạo vỏ và thái lát mỏng.
- Cho gừng vào chảo rang cùng với một chút muối hạt.
- Dùng gừng và muối hạt đang nóng chườm lên khớp cổ tay.
- Bài thuốc này hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức hiệu quả và nhanh chóng.
Cà rốt chữa đau khớp cổ tay hiệu quả
Y học cổ truyền cho rằng cà rốt có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống dây chằng. Nhờ đó có thể giảm các cơn đau nhức hiệu quả, nhất là viêm đau khớp tay.
Chuẩn bị và tiến hành thực hiện bài thuốc như sau:
Nguyên liệu: Củ cà rốt
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch và mài 1 củ cà rốt vào bát, thêm một lượng nước cốt chanh vừa đủ.
- Sử dụng cà rốt để ăn sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh đau khớp cổ tay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-khop-co-tay-la-trieu-chung-cua-benh-gi-s68-n23091
https://xuongkhopsaigon.vn/dau-khop-co-tay
http://nhidongcantho.org.vn/Default.aspx?tabid=556&ch=4794&cach-chua-dau-khop-co-tay-tai-nha.html